xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Của dân thì dân đòi lại

Lương Duy Cường

Ông Trịnh Hữu Nghị (ngụ xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đang phải làm cái việc cực chẳng đã là thay mặt cộng đồng dân cư giữ chìa khóa barie trên đường dân sinh của ấp này.

Ông Nghị lý giải việc này là để bảo vệ cuộc sống vì đường của khu dân cư, do dân đóng góp. Việc này chỉ xảy ra từ ngày có trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa đặt ở xã Trung Hòa, xe đua nhau né trạm đi vào các đường dân sinh khiến cuộc sống của người dân đảo lộn.

Đấy là chuyện xảy ra ở các con đường dân sinh quanh trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa, còn tại trạm những ngày qua cũng căng thẳng đến mức có lúc phải xả trạm vì phản ứng của cánh tài xế. Lý do vì tuyến tránh đang "đèo" thêm một đoạn cải tạo Quốc lộ (QL) 1 mà trạm thu phí thì đặt trên QL1 nên ô tô qua đây đều phải mua vé dù không đi tuyến tránh; dân có người chưa biết đường tránh to nhỏ thế nào nhưng hằng tháng vẫn tốn tiền triệu mua vé.

Của dân thì dân đòi lại - Ảnh 1.

Hình ảnh như thế này khiến nhiều tài xế bất an. Ảnh: Gia Minh

"Trạm thu phí đặt không hợp lý, người dân kêu từ lâu nhưng không thấu!" - ông Nguyễn Thành Đồng, Chủ tịch UBND xã Trung Hòa, nói thẳng. Lời ông Đồng đủ để lý giải vì sao dân tự phát lập barie hay mang đá núi về chặn hai bên hành lang đường mà không bị chính quyền xử lý. Xử lý sao được vì đường sá là tài sản quốc gia, dân góp tiền làm để nâng cấp, có nơi dân phá cả vườn, nhà để đường được mở rộng nên nhân dân đích thị là chủ tài sản này. Họ có quyền bảo vệ tài sản của mình và quyền ấy thì pháp luật ở quốc gia nào cũng phải bảo vệ.

Không chỉ là chủ của những đường dân sinh, ngay cả QL1 cũng là tài sản của nhân dân, ngành giao thông hay các cấp chính quyền chỉ thay mặt để xây dựng, quản lý, khai thác và có bổn phận phải làm sao xây dựng tốt nhất, khai thác hiệu quả nhất, đưa lại lợi ích cao nhất cho chủ, vì chính họ đã đóng phí giao thông, đóng thuế để trả lương cho bộ máy công quyền.

Chuyện ở trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa chỉ là một lát cắt về thực trạng trong lĩnh vực hạ tầng giao thông ở nước ta và còn xảy ra ở nhiều địa phương như Tiền Giang, Bình Định, Hưng Yên… Chủ nhân đích thực là nhân dân đang bị lấy mất sự công bằng, còn Bộ Giao thông Vận tải đang tưởng mình là "ông chủ" nên cứ "đẻ" ra những trạm thu phí BOT đầy rẫy những vô lý khó để vô lý hơn; "đẻ" ra những đoạn tuyến giao thông ngốn hàng ngàn tỉ đồng nhưng kém chất lượng, mà QL1 đoạn qua tỉnh Nghệ An là một ví dụ.

Đừng đổ lỗi cho giới tài xế làm rối loạn trật tự trị an. Đừng tốn công điều tra xem ai xúi giục dân chúng hành động như vậy. Họ không có tội khi tự phát phải bảo vệ một đường dân sinh hay đòi quyền được công bằng khi sử dụng những đoạn đường hoặc trạm thu phí BOT mà họ đã gián tiếp hay trực tiếp góp tiền, thậm chí chịu luôn cả lãi suất tiền vay cho những nhà đầu tư BOT "tay không bắt giặc". Phải nhìn thẳng vào cái gọi là BOT giao thông để giải quyết chứ không chỉ nhắm riêng vào việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo