xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

10 năm dạy chữ cho trẻ nghèo

Bài và ảnh: SỸ ĐÔNG

Hơn 10 năm qua, lớp học tình thương ở khu phố 2, phường 10, quận 6, TP HCM luôn sáng đèn mỗi đêm để dạy chữ cho trẻ em nghèo

Trời vừa sập tối, tiếng cười nói đã rôm rả trong căn phòng nhỏ của đình Phú Định. Hơn 40 đứa trẻ háo hức từng đêm đến với lớp học tình thương này. Ban ngày các em phải tỏa đi các ngả mưu sinh với đủ nghề: bán vé số, lột tỏi...

Những tấm lòng thiện nguyện

Đúng 18 giờ, lớp học im phăng phắc, các em đứng dậy chào thầy cô giáo đến dạy. Lớp học đơn sơ, bàn ghế cái cao cái thấp, được “chế” từ đủ loại gỗ tìm được, nào là ván ép, gỗ palet... xiêu vẹo, ọp ẹp. Thế nhưng có rất nhiều cánh hạc, cánh bướm bằng giấy đủ màu treo trên tường, bên tủ sách. Rải rác trong lớp là những vỏ chai nhựa được trồng cây gắn lên tường xanh ngát.

Tất cả ở chung một phòng nhưng các lớp được chia thành từng khu vực, giáo viên phụ trách là những sinh viên tình nguyện. Tại góc lớp 1, “cô giáo” Khưu Thị Ngọc Trinh, sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP, cầm tay các em uốn nắn từng nét chữ. Một em khác tập trung nắn nót các chữ theo mẫu do cô viết sẵn. Tại khu vực lớp 3, nơi đông học sinh nhất, sinh viên Nguyễn Lâm Huỳnh Mai giảng bài về so sánh từ ngữ trong tiếng Việt.

 

“Cô giáo” Nguyễn Lâm Huỳnh Mai đang giảng bài về so sánh từ ngữ trong tiếng Việt cho các em học lớp 3
“Cô giáo” Nguyễn Lâm Huỳnh Mai đang giảng bài về so sánh từ ngữ trong tiếng Việt cho các em học lớp 3

 

“Cô giáo” Mai cho biết các em rất hiếu động, sáng dạ và ham học. “Ngày nào mưa lớn, thầy cô được nghỉ dạy nhưng các em vẫn chăm chỉ đến lớp. Chỉ tiếc là các em không có điều kiện để học cao hơn” - Mai chia sẻ.

Anh Huỳnh Lưu Nghĩa, một trong những thành viên tổ chức lớp học tình thương, cho biết để lớp học ổn định về sĩ số, giữ được nền nếp là sự cố gắng rất lớn của nhiều sinh viên tình nguyện trong 10 năm qua. “Trong quá trình hoạt động đoàn, tôi thấy các em không được đi học do nhà nghèo, nhiều em không có cả giấy khai sinh, phải bôn ba kiếm sống nên đã nảy ý tưởng mở lớp học dạy chữ cho các em” - anh Nghĩa kể lại cơ duyên đến với lớp học.

 


Nắn nót từng nét chữ

Nắn nót từng nét chữ

 

Ban đầu, lớp chỉ có khoảng 20 em, học trong trụ sở của khu phố 2. Bàn ghế, sách vở được một cán bộ phường vận động từ các trường tiểu học ở địa phương hỗ trợ. Nhờ quá trình dạy tốt, trẻ đến lớp ngoan ngoãn nên nhiều mạnh thường quân giúp đỡ thêm. Trụ sở khu phố chật chội và thường xuyên bị ngập trong khi số lượng học sinh đăng ký học ngày càng đông nên cách đây 5 năm, lớp  được dời về đình Phú Định.

Con chữ còn dang dở

Nơi đây tổ chức dạy từ lớp 1 đến lớp 5, từ tối thứ hai đến tối thứ sáu. Riêng sáng thứ bảy, các em được một số sinh viên nước ngoài đến dạy tiếng Anh theo cách vừa học vừa chơi.

Trước đây, các em học xong lớp 5 được giới thiệu học tiếp miễn phí ở một trường nghề ở quận 1. Năm nay trường nghề này không nhận học sinh nơi này nữa nên mọi người phải lo “tuyển” người dạy lớp 6. “Mong rằng có trường nào đó nhận các em sau khi học xong lớp 5. Các em học giỏi, chăm ngoan mà không được học tiếp thì tội quá” - anh Nghĩa tiếc nuối.

Sau giờ học, các em dẫn chúng tôi đến nơi ở trọ, cách lớp học một quãng ngắn. Nơi đây có khoảng 20 phòng trọ lụp xụp, bên con đường đất đá lởm chởm, nước mưa đọng thành vũng. Bà Lê Thị Hà, bà ngoại bé Hoa, một trẻ theo học ở lớp học tình thương, cho biết: bé Hoa được ba mẹ giao cho bà nuôi mấy năm qua. Hằng ngày, bà Hà đi bán nước ngọt ở khu vực Chợ Lớn để có tiền trang trải cuộc sống cho 4 người trong căn phòng trọ chỉ chừng

 


Cô giáo Khưu Thị Ngọc Trinh cầm tay luyện cho các em từng nét chữ

"Cô giáo" Khưu Thị Ngọc Trinh cầm tay luyện cho các em từng nét chữ

 

15 m2. “Mỗi ngày kiếm được khoảng 120.000 đồng nhưng tôi đã lớn tuổi, ngày nào mệt quá phải nghỉ. Mỗi tháng tiền phòng trọ khoảng 1,2 triệu đồng nên không có tiền cho con Hoa đi học” - bà Hà kể.

Còn chị em bé Ngân và Nga mồ côi cả cha mẹ, phải sống nhờ với dì ở khu trọ này. Cả ba dì cháu bán vé số kiếm sống qua ngày. “Thu nhập bấp bênh, tiền nhà trọ tốn kém và đang mang bệnh nên tôi không thể lo cho 2 cháu đến trường. Lớp học tình thương này cho tụi nhỏ cái chữ, vui chơi cùng bạn bè quên đi nhọc nhằn, vất vả mưu sinh hằng ngày” - bà Lan, dì của 2 bé Ngân và Nga, chia sẻ.

 

Những ước mơ bé nhỏ

Trong lớp học tình thương có một “cây ước mơ” dán những mảnh giấy nhỏ nhắn ghi lại ước nguyện của các em. Trong mảnh giấy ước mơ của mình, em Nguyễn Thị Mỹ Linh viết: “Ước gì sau này em trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người và gia đình em”. Em Võ Ngọc Hằng, 15 tuổi, cũng có ước mơ: “Sau này trở thành bác sĩ vì em có thể giúp tất cả mọi người chữa bệnh, vượt qua khó khăn”. Có những em ước mơ thành một cô giáo dạy điều hay lẽ phải, thành một dancer, hay đơn giản là một công dân có ích.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo