xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ăn hẻm

bài, ảnh Các Ngọc

Nhà hàng ở đường lớn, quán xá trên phố hiện đại lại không ưng, nhiều người cứ thích vô hẻm tìm chỗ mang dáng dấp "xóm nhỏ Sài Gòn". Mặc cao ốc hào nhoáng, mặc phố phường rực rỡ, những con hẻm ngắn dài, rộng hẹp vẫn làm bao người thấy Sài Gòn thân thương, gần gũi nên cứ hẹn nhau, mời nhau tới hẻm ăn uống...

 

Đại lộ Nguyễn Huệ lộng lẫy với hàng loạt khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng sang trọng, đến mức người ta chỉ muốn trương biển hiệu có tiếng Anh để thấy cho "quốc tế". Bỗng nhiên, từ tháng 11 năm ngoái, gần đầu đại lộ Nguyễn Huệ hướng ra sông Sài Gòn, một ngôi nhà trương biển "Hẻm 12" khiến ai đi qua cũng dừng lại ngỡ ngàng "hẻm sao?", rồi bước vào xem có gì.

Hóa ra, Hẻm 12 Nguyễn Huệ là một không gian ẩm thực, gợi nhớ Sài Gòn thời xa xưa. Mỗi góc hẻm là hình ảnh quen thuộc trong ký ức của người lớn tuổi, lại nửa lạ nửa quen đối với giới trẻ thích lang thang trong những hẻm nhỏ của Sài Gòn. Bức tường đầu hẻm gắn nhiều biển quảng cáo sản phẩm với lối viết, vẽ cách nay hơn nửa thế kỷ. Mấy tiệm ăn, xe phở, xe kem, hàng chè dựng trước những "cửa nhà" đều có biển hiệu viết theo lối xưa.

Ăn hẻm - Ảnh 1.

Một "ngôi nhà" của "xóm hàng quán" này còn có góc bếp với chiếc gác-măng-giê đựng thức ăn, tô chén. Trước mấy cửa nhà còn dán nhiều tấm quảng cáo băng cassette tân nhạc, cổ nhạc trên tường. Tất cả chợt làm cho khách tưởng mình đang vào một xóm ăn uống trong hẻm năm xưa.

Ai từng vào hẻm 53 Nguyễn Huệ - con hẻm thật - sẽ thấy một góc Hẻm 12 tương tự: Cạnh khu hàng quán bên dưới là lối cầu thang lên lầu, có những bức tường rêu phong, tróc lở từng mảng vôi vữa nhưng đẹp hơn nhờ vài nhánh cây xanh từ đó mọc ra.

Đối diện "xóm hàng quán" trong Hẻm 12 là một góc đô thị Sài Gòn xưa với các không gian kiến trúc kiểu Pháp hay kết hợp trang trí Á Đông có những ô cửa sổ sáng đèn của "Café - Restaurant". Điều này khiến khách vào Hẻm 12 hình dung bên cạnh đô thị văn minh, những hẻm nhỏ cứ hiện hữu trong cuộc sống của người Sài Gòn bình dị.

Chủ nhân tự nhận thế mạnh của Hẻm 12 là món ngon đường phố và những món ăn đạm bạc nhưng cách làm cầu kỳ, tỉ mỉ như bánh canh bột xắt - thịt vịt, bánh khọt, bánh bèo bì đổ chén, vịt nấu chao… Nếu không có thời gian hay điều kiện về nhà quê Nam Bộ, thực khách có thể dễ dàng tìm thấy những món đạm bạc này ngay trung tâm Sài Gòn.

Không hẻm cũng làm nên hẻm. Không chỉ có Hẻm 12 Nguyễn Huệ mà trước đó, ở số 227-233 Trần Văn Kiểu, quận 6 đã mọc lên Hẻm Quán. Hai người bạn lứa tuổi 8X sau mấy tháng bàn bạc với một kiến trúc sư trẻ đã quyết định biến địa điểm ngay góc ngã tư đường có lợi thế hai mặt tiền thành một quán ăn gia đình theo thiết kế những con hẻm đi vào, lấy cảm hứng từ những con hẻm ngoằn ngoèo quen thuộc ở Sài Gòn.

Hẻm Quán là mấy cụm nhà khác nhau quần tụ trên khu đất 500 m2. Khách vào quán theo 3 lối như đi trong hẻm. Hẻm mà, đương nhiên có nhà lớn, nhà nhỏ, nhà cao, nhà thấp, rồi tiệm nước, quán ăn xen giữa. Khách đi qua đi lại trông cứ như cuộc sống thường ngày của một xóm nhỏ được bao quanh bởi các con hẻm thông nhau. Mỗi căn nhà trong Hẻm Quán là một phòng ăn cho khách. Nhiều khách không thích ngồi trong phòng mà ra lối đi cho thoải mái, như kiểu bắc ghế ngồi tán chuyện của cư dân hẻm.

Ở khu dân cư mới tại quận 6 này, khi nhà theo quy hoạch chỉ trên đường lớn hay đường nhỏ, không có hẻm thì Hẻm Quán đã làm cho những cư dân thích thú. Hẻm Quán còn có mấy chục món ăn dân dã được chế biến ngon, trình bày đẹp, giá phải chăng, phục vụ thân thiện, nhiệt tình nên luôn là điểm hẹn của nhiều gia đình, nhóm bạn.

"Không gian được chia cắt, sắp đặt khéo léo nên dù ngồi ở góc nào cũng vừa có cảm giác riêng tư vừa như được hòa mình vào không gian chung. Những mảng màu được phối một cách tự do, phóng khoáng nhưng lên ảnh lại nổi bật nên vào đây mà không tranh thủ chụp vài tấm thì quả là uổng" - một thực khách bày tỏ.

"Mình ở Sài Gòn"

Nói đến tiệm cà phê thì Sài Gòn đầy mọi mặt phố, không khó để tìm những nơi lớn, đẹp, "độc" lạ, biển hiệu tiếng ta, Tây đủ cả. Vậy mà, nhiều người cứ thích vào hẻm tìm một không gian theo ý mình để thưởng thức cà phê. Có mấy tiệm cà phê trong hẻm chỉ nho nhỏ nhưng điểm chung là biển hiệu nhất định phải cho người ta biết "mình ở Sài Gòn".

"Con hẻm yên tĩnh mấy chục năm bỗng một buổi sáng, tôi mở cửa ra thấy căn nhà đối diện thành một tiệm cà phê" - anh Lê Anh - người sống nhiều năm trong hẻm 15 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 - nói về tiệm cà phê Sài Gòn Hẻm.

Ăn hẻm - Ảnh 2.

Điều băn khoăn của cư dân là khi có tiệm cà phê, liệu hẻm 15 còn được yên tĩnh không, nhất là khi nhiều bạn trẻ tìm tới. Sau mấy tháng để ý, thấy tiệm tuy thu hút giới trẻ nhưng không ồn ào, nhạc mở êm ái, thế là người trong hẻm cũng vào đấy uống cà phê. Khi đó, họ mới biết những bạn trẻ không phải ghiền cà phê mà chính là yêu không gian Sài Gòn Hẻm.

Tiệm nhỏ chưa tới 30 m2, trang trí theo gu cổ điển. Cửa chính, cửa sổ bằng gỗ kiểu lá sách hồi xưa. Trần nhà được phủ kín bằng những tấm bản đồ, bản dữ liệu về Sài Gòn qua nhiều thời gian.

Tiệm chỉ 10-12 người là chật nên ngoài hiên là chỗ ưa ngồi của nhiều người vì không gian kết nối vào sân chung của mấy nhà gần cuối hẻm. Cây cảnh cao và giàn dây leo tạo sự mát mẻ cho hiên nhà. Mấy bồn trồng cây được lắp mặt bằng gỗ thành những chiếc bàn ngộ nghĩnh, bạn bè cứ nhấc ghế đẩu ngồi quanh là kêu cà phê "tám" chuyện. Nhiều thanh niên hay ngồi uống cà phê ngay góc cửa sổ, mượn cây guitar của chủ tiệm luyện đàn, cho biết họ thấy thoải mái như nhà mình.

Trong tiệm và khoảng tường trống đối diện treo nhiều ảnh chụp với các chủ đề khác nhau cho mọi người thưởng lãm. Thì ra, Sài Gòn Hẻm còn là điểm hẹn của anh em thích nhiếp ảnh.

Sài Gòn Hẻm cầu kỳ chọn cà phê loại ngon lấy nguyên gốc từ Cầu Đất (Đà Lạt) nhưng giá mỗi ly chỉ 18.000-20.000 đồng. Ai không uống cà phê thì tiệm có nước chanh, nước tắc, nước cam mật ong, sinh tố…

Tại trung tâm TP HCM, giữa khu phố Tây nhộn nhịp ở quận 1, nằm trong con hẻm 283 Phạm Ngũ Lão chật hẹp nhưng căn nhà nho nhỏ, khăn trải bàn trước cửa chỉ là tấm nhựa in bông rẻ tiền đã níu chân khách ghé vào xem có gì bên trong bởi biển hiệu Cà-phê Saigon Út Lành viết theo lối cũ - chữ "cà-phê" có gạnh nối và chữ "Saigon" viết liền. Nhiều người nước ngoài lưu trú ở khu phố Tây cũng tò mò khi thấy cái tiệm cà phê cũ kỹ với đồ đạc cũng cũ kỹ giữa con hẻm có biết bao khách sạn, nhà hàng, quán xá không kém sang trọng.

Nền gạch trắng - đỏ, cửa gỗ lá sách, gác gỗ, bộ ván ngựa, tủ búp-phê đựng ly chén, tivi, đồng hồ để bàn, màn trúc, ghế đẩu gỗ, ghế sắt…, tất cả vật liệu kết cấu nhà và vật dụng trong Cà-phê Saigon Út Lành đều cũ kỹ. Có người nói những đồ cũ kỹ đó làm họ nhớ nhà xưa hẻm nhỏ của Sài Gòn, người lại bảo chúng khiến họ nhớ nhà ông bà mình ở quê quá. Khi thấy trong tiệm có mấy hũ bánh men, bánh lỗ tai heo, bánh ống.., nhiều người thêm nhớ thuở nhỏ mình là con nhà lao động sống trong hẻm nhỏ thị thành, đi học hay mua mấy loại bánh này ăn với bạn bè.

Nếu Sài Gòn Hẻm còn có hàng hiên thông không gian với khoảng sân chung trong hẻm thì Cà-phê Saigon Út Lành chỉ gói gọn trong căn nhà nhỏ hẹp, chỉ 10 người ngồi ở bàn, trên ván ngựa là hết chỗ. Đồ ăn, thức uống đều là những món đơn giản như bánh mì ốp-la, nước chanh, cà phê, nước ngọt, bánh kẹo, giá lại không bình dân. Thế nhưng, tiệm cứ có khách lai rai cả ngày, không phải người lớn tuổi mà đa số là bạn trẻ. Họ đến đây vì tiệm bài trí dễ thương và hoài cổ, kiểu miền Nam xưa, có nhiều góc để chụp hình đưa lên Facebook khoe với bạn bè.

"Ai đi đâu cũng sẽ về" là mong muốn mà chủ nhân tiệm cà phê Sài Gòn 80s Nhà Mình gửi đến khách. Nằm ngay đầu một hẻm ngắn của đường Trương Quyền, quận 3, Sài Gòn 80s Nhà Mình được lợi thế hai mặt tiền, trổ được cửa ở hai phía, giúp tiệm thoáng dù không có máy lạnh hay quạt.

img

"80s" được giải thích là quán được bài trí theo kiểu những gia đình bình dân ở Sài Gòn vào những năm 1980. Đường Trương Quyền khá yên tĩnh, khách trung niên thích đến đây vì mấy chỗ ngồi ngay cửa tiệm nhìn ra phố, ra hẻm. Các cô cậu 8X, 9X chán tiệm cà phê hiện đại, thấy Sài Gòn 80s Nhà Mình hoài cổ, có mấy đồ dùng gia đình xưa xưa, hay hay nên chọn đây làm nơi sống ảo tí.

Đồ uống của Sài Gòn 80s Nhà Mình bình thường nhưng mấy tờ thực đơn khá độc đáo với cách thiết kế như bìa các tờ báo xưa. Thành ra, nước uống ngon hay dở không thành vấn đề với bạn trẻ bởi có thêm những bức ảnh lạ mang dấu ấn Sài Gòn là được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo