xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài học không chỉ của Thanh Hóa

Trần Hoài Phương (Đà Nẵng)

Suy cho cùng, nguyên nhân vấn đề nằm ở chỗ công tác dân vận của tỉnh Thanh Hóa kém, chưa trọng dân

Những khúc mắc của ngư dân ở các phường Bắc Sơn, Trung Sơn, Trường Sơn và xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã được Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến giải tỏa trong buổi đối thoại sáng 7-3 nhưng vẫn còn nhiều điều suy ngẫm.

Trước đó, thông tin hàng ngàn ngư dân kéo đến trụ sở UBND thị xã Sầm Sơn, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thanh Hóa để phản đối việc bãi neo đậu tàu thuyền ở Sầm Sơn bị chuyển cho nhà thầu đầu tư xây dựng dự án không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương khiến dư luận quan tâm theo dõi suốt tuần qua.

Chưa thấu hiểu dân

Hàng trăm năm nay, ngư dân Sầm Sơn dùng thuyền thúng, bè mảng đi biển đánh bắt hải sản để mưu sinh nên khi bị cấm neo đậu tàu thuyền, họ lo lắng, bức xúc là lẽ đương nhiên. Việc người dân mong muốn lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và nhà đầu tư biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của họ cũng là điều dễ hiểu. Đáng tiếc là lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc chậm khiến vụ việc bị đẩy lên cao trào và bị những đối tượng xấu lợi dụng, công an phải khởi tố vụ án.

 

Ngư dân Sầm Sơn phấn khởi trước những mẻ lưới đầy cá tôm Ảnh: TUẤN MINH
Ngư dân Sầm Sơn phấn khởi trước những mẻ lưới đầy cá tôm Ảnh: TUẤN MINH

 

Vẫn biết mục đích cải tạo bãi biển Sầm Sơn của tỉnh Thanh Hóa là muốn du lịch địa phương phát triển, đem lại cảnh quan đẹp, trong lành và người dân cũng được hưởng lợi. Tuy nhiên, để thay đổi thói quen, phương cách kiếm sống thì không thể một sớm một chiều mà cần thời gian và quá trình. UBND tỉnh Thanh Hóa bất ngờ ra quyết định chuyển đổi cơ cấu nhưng chưa đặt mình vào vị trí của ngư dân để thấu hiểu những khó khăn và mong muốn của họ. Với những người chỉ quen đánh bắt ven biển, chưa một lần ra khơi xa thì dù có được đền bù tiền, được hàng loạt chính sách hỗ trợ hoặc tạo điều kiện vay vốn để mua tàu thuyền mã lực cao đánh bắt xa bờ… cũng khó tránh khỏi hoang mang, lo ngại. Tụ tập để bày tỏ bức xúc, theo sự hiểu biết có phần hạn chế về pháp luật của người dân, là phương cách cuối cùng để tiếng nói của họ được các cấp lãnh đạo lắng nghe, thấu hiểu.

Dân vận kém

Trong chuyện này, giá như tỉnh Thanh Hóa tổ chức lấy ý kiến người dân trước chủ trương, chính sách, lợi ích cốt lõi của dự án rồi hãy triển khai; giá như lãnh đạo tỉnh tôn trọng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì có lẽ sự việc đã không đến mức ảnh hưởng đến hình ảnh của tỉnh và mối quan hệ giữa chính quyền - doanh nghiệp - người dân.

Suy cho cùng, nguyên nhân của vấn đề nằm ở chỗ công tác dân vận của tỉnh kém, chưa trọng dân. Chính sách dù có đúng bao nhiêu mà dân không thông cũng khó triển khai thành công. Đặc biệt là với các dự án liên quan đến dân sinh thì càng nhất thiết phải bàn bạc và thảo luận với dân; quan tâm đến việc hài hòa lợi ích của dân, xã hội, chính quyền và nhà đầu tư. Thiết nghĩ, đây là bài học không chỉ cho Thanh Hóa bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Làm tốt công tác dân vận không chỉ nhằm củng cố lòng tin của nhân dân, bảo vệ chế độ mà còn là vì chính lợi ích của mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, công chức, viên chức. Dù nhiều phương pháp, cách làm khác nhau nhưng phải thực sự lấy việc phục vụ lợi ích nhân dân làm trọng tâm. Nếu làm được như vậy, chắc chắn người dân sẽ ủng hộ.

 

Việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm

Xung quanh vụ việc ở Sầm Sơn, bạn đọc Năm Sài Gòn cho rằng: “Đối thoại với ngư dân Sầm Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến khẳng định: “Người dân đồng tình thì nhận tiền đền bù, chưa nhận thì tiếp tục mưu sinh bình thường, không phải chuyển đi đâu hết”. Một việc làm rất đơn giản, phù hợp với dân, sao cứ để tình hình phức tạp rồi mới xử lý và nhận trách nhiệm?”.

Bạn đọc Công Tâm lưu ý: “Khởi tố người có hành vi kích động, lôi kéo người dân tụ tập gây rối trật tự công cộng là cần thiết nhưng cũng cần hết sức khách quan, công minh, xem xét kỹ trong việc FLC thực hiện dự án. Đặc biệt, các điều khoản bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân đã được địa phương và FLC thực hiện đầy đủ, đúng luật chưa?”.

Còn theo bạn đọc Hoàng Việt, đây là một thực tế không chỉ ở Thanh Hóa. “Nếu cán bộ, công chức thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh” thì chắc chắn việc này và các vụ khiếu nại, tố cáo khác sẽ không xảy ra” - bạn đọc này nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo