xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo đảm an toàn cho người tố cáo

Luật sư PHẠM HOÀI NAM (Hãng Luật Bến Nghé Sài Gòn)

Cần thiết lập chương trình bảo vệ nhằm bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ

Theo quy định của Luật Tố cáo, tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức.

7 nguyên nhân người dân e ngại tố cáo

Nguyên nhân đầu tiên là tâm lý lo ngại bị trù dập. Người dân sợ việc tố cáo không những không được giải quyết dứt điểm, mà còn bị trù dập, trả thù. Mặc dù luật đã quy định về bảo vệ người tố cáo nhưng cũng khó tránh được hậu quả, với những cách trả thù hết sức tinh vi. Mặt khác, người tố giác tội phạm, người làm chứng… cũng đứng trước nhiều mối đe dọa, trong khi những quy định của pháp luật để bảo vệ nhân thân của những đối tượng này vẫn còn nhiều hạn chế khiến nhiều người không dám nói ra sự thật.

Đối với những cán bộ, tổ chức giải quyết tố cáo, cũng có những trường hợp còn cố tình né tránh, chậm thụ lý giải quyết đơn thư tố cáo của công dân.

Thứ hai, người dân ngại tố cáo tham nhũng cùng những hành vi tiêu cực là do chính một bộ phận người dân cố tình tiếp tay cho tham nhũng bởi chỉ vì mong muốn được giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, giảm phiền hà nên đã bỏ tiền ra “bôi trơn” để được việc. Một khi đã tiếp tay cho hành vi tham nhũng thì không có chuyện lại đi tố cáo chính mình.


Bà Lê Thị Hoàng (64 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) đang trao đổi với phóng viên Sỹ Hưng - Báo Người Lao Động về vụ bị nhóm côn đồ đánh gãy quai hàm, mũi, hư mắt... với thương tích 34% vào tháng 2-2015. Bà nộp đơn tố cáo nhưng vụ việc chậm được giải quyết nên làm đơn cầu cứu đến lãnh đạo TP HCM.

Ảnh: Huy Nguyễn

Bà Lê Thị Hoàng (64 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) đang trao đổi với phóng viên Sỹ Hưng - Báo Người Lao Động về vụ bị nhóm côn đồ đánh gãy quai hàm, mũi, hư mắt... với thương tích 34% vào tháng 2-2015. Bà nộp đơn tố cáo nhưng vụ việc chậm được giải quyết nên làm đơn cầu cứu đến lãnh đạo TP HCM.

Ảnh: Huy Nguyễn

Thứ ba, khi người dân chủ động tố giác tham nhũng, đa số đều thiếu các chứng cứ để chứng minh hành vi tội phạm nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường không thụ lý để giải quyết. Trường hợp người dân tố cáo tuy có chứng cứ nhưng lại không tiết lộ danh tính, tức là tố cáo nặc danh thì cũng thuộc trường hợp không thụ lý giải quyết, đây cũng chính là lý do người dân ngại tố cáo tham nhũng.

Thứ tư, do không được sự đồng thuận, động viên, chia sẻ của người thân trong gia đình và của cộng đồng xã hội nên họ thường đơn độc, lẻ loi trong cuộc đấu tranh với tham nhũng và những hành vi tiêu cực khác.

Thứ năm, khi người dân tố cáo hành vi tiêu cực của cán bộ, công chức (CBCC) nhưng hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có trách nhiệm xử lý thường bao che, xử lý thiếu kiên quyết, triệt để. Nhiều trường hợp luân chuyển CBCC có hành vi sai trái sang vị trí khác để đối phó với dư luận, đôi khi được chuyển lên vị trí cao hơn làm cho người tố cáo cảm thấy giảm sút niềm tin vào công lý.

Thứ sáu, việc khen thưởng người tố cáo tham nhũng và những hành vi sai trái, tiêu cực còn chưa được coi trọng đúng mức.

Thứ bảy, các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tố cáo vẫn còn phân tán trong quá nhiều văn bản pháp luật và chỉ mang tính nguyên tắc, thiếu các quy định cụ thể, rõ ràng và hướng dẫn thi hành.

Cấp bách bảo vệ nếu có nguy cơ bị xâm hại

Để người dân mạnh dạn thực hiện quyền tố cáo, điều quan trọng là phải bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật về việc bảo vệ người tố cáo; có cơ chế phát huy vai trò giám sát của nhân dân và có khen thưởng xứng đáng người dũng cảm tố cáo hành vi tham nhũng, những hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời công bố công khai kết quả thanh tra chống tham nhũng và giải quyết tố cáo.

Những quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố giác chỉ dừng lại ở tính nguyên tắc, thiếu hướng dẫn cụ thể đã gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy cần thiết lập chương trình bảo vệ nhằm bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác cũng như người thân của họ.

Chương trình bảo vệ được tiến hành khi có thông tin xác thực về nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm, đồng bọn hoặc thân nhân của chúng đối với người tố giác, người làm chứng, bị hại và những người tham gia tố tụng khác. Trường hợp cấp bách cần ngăn chặn ngay sự nguy hiểm của tội phạm đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ thì cơ quan thẩm quyền phải áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp, cử ngay lực lượng bảo vệ đến nhà ở, nơi làm việc của người được bảo vệ hoặc tạm thời đưa họ đến nơi an toàn.

Do đó, việc sớm xây dựng một chế định pháp lý hoàn chỉnh về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại là việc làm cần thiết cần được tiến hành trong thời gian sớm nhất, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

. Ý KIẾN BẠN ĐỌC

- Luật thì lúc nào cũng tốt nhưng người thi hành pháp luật thì “đóng cái kệ”, bởi vậy “đấu tranh” thì “tránh đâu”!

(Lexuanloi)

- Bí mật chỉ có hai người biết: Người báo tin và người nhận tin. Không lẽ người báo tin tiết lộ thông tin, nên chắc chắn người nhận tin để lộ. Vì đối tượng bị tố cáo thường có quyền lực, địa vị và có tiền, họ dùng tiền để lấy được thông tin. Như vậy, người nhận tin đã vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm.

(Trần Duy)

- Luật quy đinh rõ nhưng hầu hết cán bộ chính quyền nhiều nơi mù mờ. Hoặc không thì như cá cắn câu hoặc bộ sậu thân cận rồi bao che. Hỏi sao dân không dám báo kiện thưa?

(Tranquangteo)

- Luật pháp đã đủ, chỉ cần người thừa hành pháp luật nghiêm minh. Nếu chúng ta dám thay hơn 2 triệu người ăn lương nhà nước, nếu họ không thực thi luật pháp nghiêm minh thì chắc chắn nhận thức của người dân và người thi hành luật pháp sẽ thay đổi. Chứ kiểu quan xã ăn cắp của công... không dám cho nghỉ vì không có ai làm việc thì mọi chính sách, mọi quy định luật pháp chẳng mấy ý nghĩa.(Huu Nhat)

- Chỉ nên tố cáo sự việc với các cơ quan báo chí, để họ lấy đó làm cơ sở điều tra thêm thì có thể thành công. Bởi cũng khó tin nổi sự bảo mật và bảo vệ cho người tố cáo của cơ quan chức năng, nên người dân rất e dè và không dám làm tố cáo tham nhũng.

(Phạm Sinh)

- Người dân biết rất rõ hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức ở các cơ quan nhà nước nhưng không tố cáo là vì cơ chế bảo vệ người tố cáo chưa được kịp thời, đầy đủ; các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời áp dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ kịp thời người tố cáo tham nhũng dẫn đến họ bị trả thù, trù dập, ép buộc rút đơn hoặc nhận tội vu khống… Do đó, việc ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng cần phải dựa vào dân nhưng để người dân tích cực đứng ra tố cáo tham nhũng thì cần khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, đồng thời xây dựng cơ chế tuyên dương, khen thưởng rõ ràng, xứng đáng để người dân tham gia đấu tranh chống tham nhũng.

(Minh Anh)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo