xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

BAO GIỜ HẾT DỊCH, TÔI SẼ... (*): Thành phố sẽ ổn và chúng ta cũng thế

Huỳnh Hiếu ghi

Hơn lúc nào hết, cảm giác hạnh phúc không là gì cao xa mà chính là sự an toàn, bình an cho bản thân, gia đình và tất cả mọi người; là sự bình yên, an ninh của đất nước được bảo đảm

Bạn đọc LƯU ĐÌNH LONG: Rồi quán sẽ mở cửa...

Đầu tháng 5-2021, làn sóng Covid-19 lây lan trong cộng đồng trở lại nhưng lúc đó, TP HCM còn yên bình. Do có ý tưởng mở một không gian cà phê sách dành cho những ai yêu thích đọc sách, đến để cùng ngồi chơi, chia sẻ, giao lưu, lúc đó chúng tôi vẽ ra trong đầu mình nhiều việc cần làm như hằng tuần tổ chức một talk show với các chủ đề khác nhau, trong đó có sách, kỹ năng sống tại không gian cà phê đó. Ai cũng hào hứng, bắt tay vào việc thuê mặt bằng, thiết kế, thi công… Khi có mặt bằng và ra bản vẽ cũng là lúc dịch Covid-19 ở TP HCM căng thẳng hơn. Ngày cuối cùng của tháng 5, TP HCM áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15 (trừ quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 phải theo Chỉ thị 16).

Dù vậy, chúng tôi vẫn quyết định thi công quán ở quận Bình Thạnh, tranh thủ trong thời gian giãn cách có thể hoàn thành công tác chuẩn bị mọi thứ cho việc mở cửa vào đầu tháng 7. Vẫn rất hào hứng với kế hoạch của mình, tin rằng chậm nhất, sau vài tuần hoặc cùng lắm 1 tháng giãn cách sẽ hết dịch.

Quán đã hoàn thành theo đúng dự kiến, mọi thứ sẵn sàng cho khai trương. Tháng 7, dịch Covid ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc tăng liên tục, ở tất cả quận huyện. Quán đành "nằm chờ" dù đã hoàn thiện.


BAO GIỜ HẾT DỊCH, TÔI SẼ... (*): Thành phố sẽ ổn và chúng ta cũng thế - Ảnh 1.

Không gian cà phê sách đã hoàn thành nhưng đành “nằm chờ” hết dịch để hoạt động Ảnh: LÊ VĂN HIẾN

Đổ tiền đầu tư 500 triệu đồng, hằng tháng phải trả tiền thuê mặt bằng để duy trì không gian mình tâm huyết mà chưa khai thác bất cứ thứ gì. Hỏi rằng chúng tôi có lo, có buồn không, tất nhiên phải có. Nhưng nhìn rộng ra, tôi biết nhiều anh chị đồng nghiệp khác cũng chung cảnh ngộ. Lao đao trong đại dịch, mỗi người một kiểu và ai cũng đáng thương. Dù vậy, nhìn lại những ngày qua, chúng tôi vẫn an toàn, còn được sự an ủi, chia sẻ của người thân. Chủ mặt bằng cũng giảm cho chúng tôi 50% tiền thuê suốt 3 tháng nay.

Thành phố rồi sẽ sớm hết dịch và trở lại cuộc sống bình thường. Góc quán cà phê sách nhỏ của chúng tôi cùng bao quán khác cũng sẽ đến lúc được mở cửa trở lại. Chỉ cần mình còn khỏe và tâm huyết thì sẽ có thể làm lại mọi thứ. Tôi và bạn vẫn động viên nhau "còn người còn của, rồi thành phố của chúng ta sẽ ổn và chúng ta cũng thế!".

Bạn đọc THANH VÂN: Tôi có 2 mong ước...

Dịch Covid-19 đã hơn 2 năm nhưng chỉ gần 2 tháng nay, mẹ tôi mới biết sự khắc nghiệt của nó. Trước đây, cứ 2-3 tuần, con cháu nội, ngoại lại về thăm bà, từ khi thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, mọi người đành ở yên một chỗ.

Mẹ tôi gần 100 tuổi nhưng còn khá minh mẫn, bà nói: "Từ hồi cha sinh mẹ đẻ tới giờ, đâu thấy năm nào kỳ cục vậy…". Rồi bà lo lắng thăm hỏi đứa này đứa kia có đi làm không, có tiền để dùng không... Tôi nói con cháu có người làm việc bình thường ở cơ quan hoặc ở nhà, cũng có người phải nghỉ việc. Lo dịch bệnh, thương nhớ con cháu, vậy là lần đầu tiên trong đời bà phải sử dụng "điện thoại internet" để nghe và nhìn ngắm con cháu cho đỡ nhớ. Bà nói cầu mong sao mau hết dịch để con cháu về đầy nhà ăn uống, chuyện trò. Nghe bà nói, chúng tôi rưng rưng, thay nhau hứa ngay khi hết dịch, điều đầu tiên là đón xe về quê thăm bà, thăm mẹ bởi nhớ không khí gia đình sum vầy lắm rồi.

Đại dịch khiến cho bất kỳ ai cũng ít nhiều bị tổn thương, người mất việc, người phá sản, người bỗng dưng thiếu đói, người phải xa người thân; cũng có người mắc bệnh hoặc có người thân ra đi vì dịch bệnh… Vậy cho nên, hơn lúc nào hết, cảm giác hạnh phúc không là gì cao xa mà chính là sự an toàn, bình an cho bản thân, gia đình và tất cả mọi người; là sự bình yên, an ninh của đất nước được bảo đảm. Đơn giản thế thôi nhưng đến tận hôm nay, nhiều người mới thấm thía và quý trọng.

Tôi sẽ ôm biển vào lòng

TP Nha Trang là nơi có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất tỉnh Khánh Hòa hiện nay. Khách sạn, nhà hàng đã ngừng hoạt động, nhà dân cũng cửa đóng then cài, cảng cá tấp nập giờ yên ắng đến lạ thường… Cuộc sống của thành phố biển như đảo lộn.

Trong những ngày giãn cách xã hội, tôi nhớ da diết những lần đi biển. Đó là những buổi sớm tinh sương hay lúc chiều về, ngập tràn trên bờ, dưới nước là đủ loại sắc màu của những áo phao. Tôi nhớ câu chuyện của những người đánh cờ nơi công viên, nhớ những điệu nhạc du dương của những cụ bà tập dưỡng sinh… Tất cả những hình ảnh đó đã trở nên thân thuộc. Vậy mà nay, từ nơi tôi ở ra biển chỉ cách vài bước chân, thấy biển, nghe văng vẳng tiếng sóng bên tai nhưng không thể ôm biển vào lòng. Cảm giác đó thật khó chịu!

Từ trước đến nay, biển là nguồn tài nguyên vô giá của người dân Nha Trang, là nguồn lợi nuôi sống họ về mọi mặt, trong đó có cả tôi. Chỉ mong hết dịch, tôi sẽ ôm chầm lấy biển, để biển cuốn đi những nỗi buồn - niềm đau của đất nước, quê hương, gia đình, bạn bè và của chính tôi.

Phạm Hải Miên

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 9-8

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo