xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ môi trường biển: Phải hành động ngay!

Bài và ảnh: TƯƠNG QUAN

Không dừng lại ở khẩu hiệu, sự kêu gọi chung chung, cần những cam kết có tính ràng buộc đi kèm mức xử phạt nghiêm minh cùng những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường biển một cách quyết liệt

Một lượng rác khổng lồ ước tính khoảng hàng trăm tấn từ đại dương đã theo thủy triều trôi dạt vào khu vực các bãi biển thuộc TP Vũng Tàu ngày 28-7. Đây là lượng rác từ nhiều nơi trôi dạt về Vũng Tàu và năm nào tình trạng này cũng xuất hiện.

Mọi thứ rác thải đều đổ ra biển

Việt Nam là quốc gia được đánh giá có tiềm năng du lịch biển đảo rất lớn với 3.260 km bờ biển, hơn 2.700 hòn đảo, cụm đảo lớn nhỏ và 125 bãi tắm thu hút hàng chục triệu lượt du khách mỗi năm. Tuy nhiên, do sự thiếu ý thức của không ít du khách, người dân địa phương, ngư dân cùng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng đã khiến nhiều khu du lịch biển đang phải đổi đối mặt với tình trạng ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

Theo báo cáo tháng 7-2018 của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Việt Nam, mỗi ngày tại huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) phát sinh khoảng 155 tấn rác nhưng chỉ thu gom được khoảng 91 tấn. Rác thải sau khi thu gom được mang đi chôn lấp tại các bãi rác Ông Lang và An Thới nhưng do chưa qua xử lý nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đó cũng là câu chuyện mà hàng loạt các vịnh, đầm, phá cùng các bãi biển lớn nhỏ khắp nơi đang phải đối mặt. Đủ loại rác thải bị tống thẳng xuống biển để rồi không lâu sau đó, theo những con sóng rác từ ngoài khơi lại trôi dạt vào bờ biển, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người dân, làm xấu đi hình ảnh của khu du lịch.

Đặc biệt, chỉ tính riêng lượng rác thải nhựa ra biển, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới trong năm qua, ở mức 0,28- 0,73 triệu tấn.

Trong số các nguồn thải ra biển, có thể kể đầu tiên là nguồn thải từ hoạt động dân cư ven biển. Bên cạnh đó, nước thải phát sinh từ tàu biển và phương tiện hàng hải, nhà máy đóng mới - sửa chữa tàu biển, cảng biển, bãi và kho chứa hàng. Trong đó, nước thải công nghiệp tàu biển thường chứa hàm lượng cao dầu khoáng, hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng đe dọa nghiêm trọng chất lượng nước biển khu vực tiếp nhận nước thải.

Bảo vệ môi trường biển: Phải hành động ngay! - Ảnh 1.

Một bãi biển đầy rác thải từ sự thiếu ý thức của người dân địa phương lẫn du khách

Ngoài ra, các sự cố tràn dầu đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Đó còn là hàng chục ngàn cơ sở nuôi trồng thủy sản trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước thực hiện nuôi trồng tại các vùng cửa sông, cửa biển gây suy thoái hoặc giảm diện tích các hệ sinh thái. Việc sử dụng các hóa chất độc hại vào việc đánh bắt hải sản cũng làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm.

Thêm vào đó, các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền mang ra như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, rác, các loại phế thải, nước thải chưa được xử lý… Sự thiếu ý thức của du khách cùng các hoạt động dịch vụ du lịch biển chạy theo số đông càng khiến ô nhiễm biển thêm trầm trọng. Chỉ riêng ở vịnh Hạ Long, hơn 100 tấn rác mỗi tháng được thu gom, trong đó 70% là rác thải nhựa. Cá biệt, ngày cao điểm, có khoảng 10 tấn rác được thu gom từ vịnh đem vào bờ tiêu hủy, trong đó hầu hết là rác thải nhựa.

Cần chung tay hành động

Đã đến lúc không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, sự kêu gọi chung chung mà cần những cam kết có tính ràng buộc đi kèm mức xử phạt nghiêm minh, thích đáng cùng những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường biển một cách mạnh mẽ.

Cần xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; vận động chính quyền địa phương đẩy mạnh hệ thống chế tài xử lý vi phạm về quản lý rác thải biển; hỗ trợ mô hình doanh nghiệp tái chế rác thải nhựa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa, ni-lông sử dụng một lần tại các khu du lịch.

Bên cạnh đó, tăng cường hiệu quả thu gom rác thải nhựa, túi ni-lông; hướng tới giảm thiểu lượng rác thải cần xử lý thông qua việc đẩy mạnh tái chế, phân loại tại nguồn, hạn chế lượng chất thải phải chôn lấp, nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sử dụng bền vững tài nguyên biển, đảo, thân thiện với môi trường, đặc biệt với khách du lịch nói không với đồ nhựa chỉ sử dụng một lần.

Tại các khu du lịch biển của Việt Nam, rác thải chưa được thu gom, xử lý không đúng quy trình, dẫn đến ô nhiễm môi trường, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn…
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo