xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh viện dùng xe máy cấp cứu: Tại sao không?

Trọng Hiển

Đọc bài viết "Đa dạng hóa loại hình cấp cứu" trên Báo Người Lao Động ngày 19-7, tôi lại nhớ ngày con tôi bị tai nạn giao thông.

Bữa đó tôi đang trong nhà bếp thì nghe chuông điện thoại reo. Khi cầm điện thoại lên thì đầu dây bên kia giọng một nam thanh niên nói: "Chú ơi ! Con chú bị tai nạn gãy tay gần hầm chui cầu Công Lý rồi". Thú thật, lúc đó tôi chẳng còn hồn vía nào mà nói lời cảm ơn người thanh niên đi đường đã báo tin dữ vì tay chân đã bủn rủn, tinh thần thì hốt hoảng. Lúc đó khoảng 13 giờ 30 phút, trời nắng rất nóng nên tôi chỉ kịp chụp chiếc nón lên đầu rồi chạy đi. Tới nơi thấy con nằm giữa đường, tôi vội la lên: "Bà con ơi giúp đưa con tôi vào chỗ mát với" nhưng người đi đường lại trả lời "Không được đâu, đừng di chuyển mà ảnh hưởng nặng hơn. Bị thương rồi, phải chờ xe cấp cứu tới".

Bệnh viện dùng xe máy cấp cứu: Tại sao không? - Ảnh 1.

Thay vì dùng ôtô, nếu các bệnh viện từ tuyến huyện triển khai xe máy cứu thương sẽ có những tiện lợi nhất định (Ảnh Hải Yến)

Thấy con tôi nằm giữa trưa hè nắng nóng, một người đi đường nói: "Phải lót cái gì bên dưới người và che bên trên cho đỡ nắng nóng chứ". Nghe vậy, tôi lật đật làm theo. Rất may trong lúc quá lúng túng đó có một chú công an trẻ xuất hiện. Tôi nói: "Chú ơi gọi xe cấp cứu giùm tôi đi". Chú công an lấy điện thoại trong túi ra vừa gọi xe cấp cứu vừa gọi thêm người ở phường ra hỗ trợ người bị nạn. Chờ đợi thời gian khá lâu giữa trưa trời nắng nóng nhưng không thấy xe cấp cứu tới, tôi lại nhờ chú công an gọi tiếp. Khi xe tới và chở cha con tôi vào bệnh viện, mọi chuyện còn lại đều do 3 người, trong đó 2 chú công an, giải quyết.

Thời gian bị tai nạn giao thông đến lúc vào được Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quân y 175 cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 3 km. Hơn 60 phút mới xong, như vậy quá lâu.

Để khắc phục tình trạng thiếu phương tiện cấp cứu, ngoài "đa dạng hóa các loại hình cấp cứu kết hợp giữa truyền thống và hiện đại bao gồm cấp cứu bằng xe máy, xe cứu thương chuyên dụng, bước đầu triển khai cấp cứu bằng đường hàng không tại Viện Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Quân y 175" như bài báo dẫn lời Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TP HCM, tôi nghĩ những cơ sở y tế quận, huyện cũng nên tổ chức đội cấp cứu lưu động bằng xe máy cho một số tình huống không nguy hiểm đến tính mạng. Điều này rất khả thi, nhằm hỗ trợ người bệnh trong những trường hợp các xe cứu thương đều bận hoặc đường vào nơi người bệnh nhỏ hẹp, ùn tắc...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo