xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bôi bẩn tượng đài

Mai Nguyễn

Việc tượng đài bị bôi bẩn, xuống cấp, bị chiếm dụng diễn ra ở nhiều nơi do thiếu sự quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương

Phù điêu tượng đài chiến thắng Bồ Bồ bị những người vô ý thức viết bậy. Ảnh: Hải Âu

Phù điêu tượng đài chiến thắng Bồ Bồ bị những người vô ý thức viết bậy. Ảnh: Hải Âu

“Thật đau lòng và phẫn nộ trước việc tượng đài kỷ niệm sự kiện lịch sử bị những kẻ vô tâm, vô ý thức, vô giáo dục xúc phạm bằng hành vi bôi bẩn và viết vẽ bậy bạ. Nhưng cũng thật đáng trách khi các cơ quan chức năng của địa phương để xảy ra cớ sự này”. Bạn đọc Ngọc Long bày tỏ ý kiến trước việc tượng đài chiến thắng Bồ Bồ ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bị bôi bẩn.

Bỏ mặc

Bản tin Giận dữ với tượng đài chiến thắng bị viết bậy đăng trên Người Lao Động Online ngày 6-2, thu hút hàng chục ngàn lượt bạn đọc truy cập. Anh Lê Quốc Kỳ, người cung cấp thông tin tượng đài này bị xâm hại, nói: “Tình cờ tôi đến tham quan tượng đài, thấy toàn thân tượng đài, phù điêu bị viết những câu tục tĩu rất khó coi nên đã chụp ảnh, gửi ngay về Báo Người Lao Động với mong muốn chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để mắt tới, nhanh chóng khắc phục”.

Anh Kỳ cho biết tượng đài Bồ Bồ được tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) xây dựng để tưởng nhớ công lao của quân và dân Quảng Nam trong chiến tích đập tan cứ điểm của quân đội Pháp trên núi Bồ Bồ vào ngày 19-7-1954, ngay đêm trước ngày ký kết Hiệp định Geneva (20-7-1954).  “Không thể chấp nhận một tượng đài có giá trị lịch sử như thế, hằng ngày có nhiều khách đến tham quan bị xâm hại” - anh Kỳ bày tỏ. Trên 100 bạn đọc cũng đã gửi email bày tỏ bất bình trước việc tượng đài này bị bôi bẩn, đồng thời tỏ thái độ bất bình với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương lơ là quản lý, để những người vô ý thức tha hồ trèo lên tượng viết bậy.

Tượng đài Trần Nguyên Hãn ở trung tâm TP HCM bị mất một chân, xuống cấp nghiêm trọng nhưng chậm được khắc phụcẢnh: Sỹ Đông
Tượng đài Trần Nguyên Hãn ở trung tâm TP HCM bị mất một chân, xuống cấp nghiêm trọng nhưng chậm được khắc phụcẢnh: Sỹ Đông

Không chỉ tượng đài chiến thắng Bồ Bồ, tình trạng bôi bẩn, chiếm dụng tượng đài, tượng đài bị xuống cấp không được khôi phục xảy ra khắp nơi. Ngay tại trung tâm TP HCM, tượng đài Trần Nguyên Hãn (vòng xoay Quách Thị Trang, quận 1) gần một năm nay bị mất một chân, xuống cấp nghiêm trọng, làm mất hình ảnh uy nghi của một vị tướng có công lớn đánh thắng quân Minh xâm lược trong khởi nghĩa Lam Sơn. Tháng 9-2013, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng UBND quận 1 khắc phục nhưng đến ngày 11-2-2014, tượng đài Trần Nguyên Hãn vẫn chưa được khôi phục.

Trước Tết Nguyên đán, người dân ở thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa bị xốn mắt trước việc một gia chủ ngang nhiên chiếm dụng tượng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại thị trấn Hà Trung để làm tiệc cưới. Cảnh tượng xảy ra ngay trước mắt lãnh đạo địa phương bởi UBND thị trấn Hà Trung nằm cách tượng đài này chỉ 100 m.

Cha chung không ai khóc

Việc quản lý tượng đài trước đây thực hiện theo Quyết định 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29-3-2000 của bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), còn hiện tại áp dụng theo Nghị định 133/2013/ND0-CP về hoạt động mỹ thuật do Chính phủ ban hành ngày 2-10-2013. Theo quy định của nghị định này, việc quản lý tượng đài được giao cho UBND tỉnh - thành. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBND tỉnh - thành thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật tại địa phương. Các cơ quan, tổ chức sở hữu hoặc được giao quản lý công trình tượng đài ở các địa phương phải có nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ, quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả công trình tượng đài và không gian tượng đài.

Quy định là vậy nhưng trên thực tế, việc quản lý, gìn giữ tượng đài không phải nơi nào cũng làm tốt, thậm chí tình trạng chiếm dụng, xâm hại tượng đài xảy ra ngay địa bàn của mình nhưng chính quyền địa phương, cơ quan chức năng vẫn xem nhẹ trách nhiệm.

Một lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho rằng từ chính sách nhà nước về phát triển tượng đài nói riêng và mỹ thuật nói chung đến khâu quy hoạch, thi công, xây dựng, bảo hành, bàn giao quản lý tượng đài đều được quy định chặt chẽ, phân cấp rõ cho địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị được giao quản lý tượng đài phải có trách nhiệm quản lý, chủ động ngăn chặn, khắc phục tượng đài bị xâm hại, xuống cấp, không thể để xảy ra việc đã rồi, cha chung không ai khóc. 

Phải có văn hóa xấu hổ

Hiện cả nước có trên 360 công trình tượng đài, kể cả tượng đài được xây dựng trước năm 1975. Nếu chia đều cho 63 tỉnh - thành thì mỗi địa phương có 6 tượng đài và con số này là ít so với nhu cầu thực tế. Đáng nói, dù không nhiều nhưng việc quản lý, gìn giữ tượng đài hiện nay bị buông lỏng. Ông Phan Đình Tân, người phát ngôn Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho rằng: “Dù chúng tôi thường xuyên nhắc nhở, bị cộng đồng xã hội lên án nhưng những hành động phản cảm, vô ý thức này vẫn diễn ra. Ở đây phải nói là ý thức người dân quá kém và cơ quan, chính quyền địa phương cũng chưa làm hết trách nhiệm. Đừng nên trông chờ vào các cơ quan trung ương, chúng tôi không thể cử người về địa phương để canh giữ và xử phạt. Đã phân cấp cho địa phương thì địa phương phải quản lý nghiêm túc. Phải có lòng tự trọng, có văn hóa xấu hổ trước những hành động không đẹp xảy ra ở địa phương mình.

Y.Anh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo