xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cái gốc vẫn là quản lý!

Lương Duy Cường

Các vụ án khởi tố gần đây ở các bệnh viện công trong cả nước có bóng dáng của việc lãnh đạo bệnh viện bắt tay với tư nhân thực hiện các vụ mua sắm trái nguyên tắc… Then chốt vẫn ở công tác quản lý, mà trước hết là cơ chế để kiểm soát tốt.

Giữa thời điểm đang diễn ra nhiều vấn đề thời sự "nóng" về sai phạm trong đấu thầu và cung cấp dịch vụ y tế ở nhiều bệnh viện, cuộc hội thảo với chủ đề "Tăng cường hợp tác công tư - Thúc đẩy phát triển bền vững ngành y tế" đã được Báo Đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức sáng 18-5, gợi mở thêm nhiều vấn đề xung quanh việc hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế.

Hoàn thiện hơn nữa về chính sách, cơ chế để làm sao giảm dần "những khúc quanh" khiến các nhà đầu tư dè dặt khi rót vốn trong lĩnh vực y tế. Đó là chuyện đã nhiều lần được đặt ra kể từ khi nhà nước có chủ trương xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho y tế, nay tiếp tục được mổ xẻ, kỳ vọng hơn vào sự hoàn thiện.

Nhìn về tổng thể năng lực y tế, có thể nhận xét chung là Việt Nam đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong những năm qua. Người dân đã được thụ hưởng ngày càng nhiều hơn các chương trình chăm sóc sức khỏe, dễ dàng tiếp cận hơn với các dịch vụ y tế cao. Nhưng thực trạng chung của hầu hết các vùng miền là dịch vụ y tế vẫn chủ yếu tập trung ở vùng đô thị; vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu thốn. Mạng lưới y tế đã phủ kín đến tận thôn bản nhưng nhiều vùng vẫn như vùng "trắng" do vừa thiếu nhân lực vừa thiếu vật tư, thiết bị.

Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc từng cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới và nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng 2,5 lần vào năm 2050. Điều này khiến gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam tăng mạnh. Đó cũng là một trong những thách thức đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh hơn nữa các nguồn lực đầu tư cho y tế, mà trong đó hình thức đối tác công - tư (PPP) là một trong những lựa chọn của tiến trình xã hội hóa đầu tư y tế.

Thực hiện xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho y tế trong những năm qua đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Không chỉ các dự án độc lập mà ngay cả nhiều bệnh viện công lập cũng thông qua hợp tác để có thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, phát triển kỹ thuật mới, cung ứng nhiều dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Rất nhiều kỹ thuật trước đây phải thực hiện ở nước ngoài với chi phí rất cao, nay thực hiện trong nước với chi phí mà bệnh nhân có thể chi trả được như ghép gan, phẫu thuật tạo hình, thụ tinh trong ống nghiệm…

Nhưng cùng với đó, nhiều vấn đề nan giải cũng phát sinh, trong đó khó kiểm soát nhất vẫn là những nhập nhằng trong đầu tư trang thiết bị và việc quản lý giá dịch vụ y tế khi các trang thiết bị này được sử dụng. Một tỉ lệ cao các vụ án khởi tố gần đây ở các bệnh viện công trong cả nước có bóng dáng của việc lãnh đạo bệnh viện bắt tay với tư nhân thực hiện các vụ mua sắm trái nguyên tắc, việc "chặt chém" bệnh nhân thông qua giá thành dịch vụ để thu lợi nhuận.

Được và mất đều dần lộ diện. Rốt cuộc thì then chốt vẫn ở công tác quản lý, mà trước hết là cơ chế để kiểm soát tốt.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo