xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần chính danh cho "hiệp sĩ"

PGS-TS Trương Văn Vỹ, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP HCM

Ở một góc độ nào đó, "hiệp sĩ" cũng góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội nên rất cần có một tổ chức để hướng dẫn, quản lý và bảo vệ họ

Thông tin 2 "hiệp sĩ" bị đâm chết ở TP HCM gây xót xa không chỉ cho người dân Việt Nam mà nhiều người nước ngoài công tác, học tập tại nước ta cũng cảm thấy rất đau lòng, nghiêng mình trước hành động của các anh.

Lục Vân Tiên thời hiện đại

"Hiệp sĩ" ra tay với tinh thần nghĩa hiệp, theo tính cách mang đầy phong cách Nam Bộ nên người dân rất quý mến, trân trọng, coi họ giống như những Lục Vân Tiên giữa đời thường trong thời hiện đại.

Tuy nhiên, hiện không có cơ sở, hành lang pháp lý nào bảo vệ "hiệp sĩ", hoạt động của họ rất tự phát, không có sự đào tạo nên không biết thuộc ngành nghề, biên chế và tổ chức nào. Họ không có quyền bắt người, sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi kẻ phạm tội thì làm liều. Sự thiệt thòi ở đây rất rõ ràng.

Nếu tiếp tục câu chuyện "hiệp sĩ" thì cần chính danh cho họ, tuyên bố chính thức đây là lực lượng nhân dân hỗ trợ công an trong việc trấn áp tội phạm, được sự bảo trợ của pháp luật, nhà nước. Phải đưa họ vào nề nếp, chỉ cho họ biết quyền hạn và trách nhiệm tới đâu, được huấn luyện nghiệp vụ chứ "tay không bắt giặc" là không ổn.

Hiện nay, dân phòng, dân quân tự vệ rất nhiều và những lực lượng này đã có quy định tối thiểu, có công cụ hỗ trợ, đồng phục. Những lực lượng này cũng hỗ trợ công an bắt giữ tội phạm. Ở một góc độ nào đó, "hiệp sĩ" cũng góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội nên rất cần có một tổ chức để hướng dẫn, quản lý và bảo vệ họ.

Cần chính danh cho hiệp sĩ - Ảnh 1.

Phu nhân nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi “hiệp sĩ” Trần Văn Hoàng Ảnh: Ý Linh

Chỉ khuyến khích cung cấp thông tin

Nên nhớ rằng, tính mạng con người là trên hết. Cần nhấn mạnh, từ dũng cảm đến liều mạng là một lằn ranh rất mong manh. Lực lượng công an được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, tâm lý tội phạm để xử lý tình huống khi đối đầu với tội phạm. Nếu tấn công tội phạm trên đường phố thì những người có nền tảng cơ bản về đấu tranh trấn áp tội phạm sẽ biết xử lý tình huống một cách an toàn cho họ, cho đối tượng tình nghi và người dân trên đường phố.

Ở các nước châu Âu như Pháp, Ý, họ rất khuyến khích những hành động nghĩa hiệp, có thành lập hội riêng biệt nhưng lực lượng an ninh sẽ kiểm soát, quy định quyền hạn và chỉ dẫn cách thức tránh nguy hiểm. Chính quyền các nước này khẳng định "hiệp sĩ" không phải lực lượng công vụ nhưng nếu tốt thì khen thưởng. Tuy nhiên, dù khuyến khích hoạt động của "hiệp sĩ" nhưng chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin cho lực lượng công vụ. 

Đối tượng thứ 3 sa lưới

Chiều 16-5, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa bắt khẩn cấp Ngô Văn Hùng (SN 1986; ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) do có hành vi che giấu tội phạm.

Trước đó, Công an TP HCM cũng đã bắt khẩn cấp Nguyễn Hồng Châu Phú (SN 1994, ngụ quận Tân Phú) và Nguyễn Tấn Tài (SN 1994, ngụ quận 12) do có liên quan đến vụ sát hại 2 "hiệp sĩ" Nguyễn Văn Thôi (SN 1976, quê Bình Định), Nguyễn Hoàng Nam (SN 1989, ngụ quận Gò Vấp); làm bị thương 3 "hiệp sĩ" khác khi bị truy đuổi do trộm xe SH trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3 vào đêm 13-5.

Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, sau khi gây án, Tài "mụn" đã đến nhà Hùng lẩn trốn. Mặc dù biết Tài phạm tội trọng án nhưng Hùng không trình báo tội phạm mà có hành vi che giấu nên đã bị công an bắt khẩn cấp.

Trong một diễn biến liên quan, đến chiều 16-5, sức khỏe của "hiệp sĩ" Trần Văn Hoàng diễn biến tốt, dù vẫn còn đang theo dõi cách ly. Hai "hiệp sĩ" Đinh Phú Quý và Nguyễn Đức Huy còn tiếp tục được chăm sóc ở bệnh viện.

P.Dũng

"Hiệp sĩ" cần được định hướng, hỗ trợ

Chia sẻ với phóng viên Báo Người Lao Động, anh Trương Minh Vũ (SN 1990, con trai hiệp sĩ Trần Văn Hoàng) cho biết anh cũng là một trong số những thành viên của đội "hiệp sĩ" Tân Bình do cha anh làm đội trưởng. Anh em trong đội là những người lao động chân tay, ban ngày bươn chải kiếm sống, đêm xuống tham gia bắt trộm cướp. "Chúng tôi luôn phải đối mặt với khó khăn, nguy hiểm nhưng đều rất vui vì làm việc có ích cho xã hội, góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho cộng đồng, dân cư" - anh Vũ nói.

Anh Vũ cũng cho biết ông Hoàng đã có 22 năm tham gia bắt trộm cướp. Cũng không ít lần gặp nạn do bị trộm cướp tấn công, trả thù nhưng lần này là nghiêm trọng nhất. Bản thân ông Hoàng cũng như anh em trong đội "hiệp sĩ" Tân Bình không được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ săn bắt trộm cướp. Để phát hiện, tiếp cận, truy đuổi các đối tượng nguy hiểm thì cũng chỉ tự đúc kết kinh nghiệm bản thân và đồng đội.

Còn bà Nguyễn Thị Lý Mộng Ngọc (46 tuổi), (mẹ của "hiệp sĩ" Đinh Phú Quý) xót xa cho biết chỉ khi Quý bị đâm, bà mới biết việc con mình có tham gia vào nhóm "hiệp sĩ". "Tuổi trẻ nhiều nhiệt huyết, Quý lại rất thương người. Bây giờ biết việc nó làm, tôi lo lắng lắm nhưng nếu con đã đam mê, đã quyết tâm thì tôi không thể thay đổi được mà sẽ ủng hộ quyết định của con. Tuy nhiên, tôi mong muốn có sự định hướng, hỗ trợ kịp thời, phù hợp, bài bản của cơ quan chức năng để khi xảy ra sự cố, các "hiệp sĩ" còn biết cách bảo vệ mình, đồng đội và người dân, chứ không thể để tự phát. Bất cứ ai, khi có người thân tham gia vào nhóm "hiệp sĩ" cũng đều mong muốn tính mạng người thân được bảo đảm an toàn" - bà Ngọc kiến nghị.

Ý Linh - Tr.Thiệp

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo