xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần có tấm lòng người mẹ

Đặng Trinh - Trường Hoàng

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng do chọn nghề không theo sở thích và tố chất của bản thân khiến nhiều giáo viên mầm non không yêu trẻ, không chịu được sự vất vả, áp lực của nghề

Trao đổi với chúng tôi về nạn bạo hành trẻ mầm non (MN), hiệu trưởng một trường MN tại quận 5, TP HCM cho rằng nhiều sinh viên (SV) sư phạm (SP) hiện nay chọn nghề vì không phải đóng học phí, ra trường dễ xin việc... nên không thực sự yêu nghề, không lường hết những đặc thù của nghề; khi bị áp lực dễ dẫn đến có những hành vi phản SP.

Làm thầy = làm gương

Kể ra hàng loạt những vất vả của ngành MN khi mỗi ngày phải làm việc quần quật từ 7 giờ đến 19 giờ, PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường Đại học SP.

Học sinh Trường Mầm non Vườn Hồng (quận 8, TP HCM) trong giờ học ráp hình Ảnh: Tấn Thạnh
Học sinh Trường Mầm non Vườn Hồng (quận 8, TP HCM) trong giờ học ráp hình Ảnh: Tấn Thạnh

TP HCM, nhấn mạnh: “Áp lực nhiều, lắm vất vả nên hãy chọn nghề này khi thực sự yêu thích chứ đừng vì lý do nào khác”.

Từng nhiều năm giảng dạy tại Trường Đại học SP TP HCM (nay đã nghỉ hưu), TS tâm lý Võ Văn Nam lo ngại hiện có một số SV, học viên xem ngành SP như là nơi trú tạm, chờ cơ hội để kiếm nghề có thu nhập cao hơn nên họ học lơ là.

“Nếu đã chọn nghề SP thì ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường, phải nỗ lực tối đa, vừa tiếp thu kiến thức nghề nghiệp vừa cố gắng rèn luyện tay nghề mới mong thành công trong tương lai. Còn nếu xem ngành SP chỉ là nơi trú tạm thì cũng phải “ăn ở” cho xứng đáng với nơi đã đào tạo mình. Nên nhớ làm người đã khó, làm thầy càng khó hơn bởi lẽ làm thầy là phải làm gương. Muốn theo nghề giáo cần có tấm lòng người mẹ. Phải có lý trí tỉnh táo để soi sáng tấm lòng” - TS Võ Văn Nam nhắc nhở.

Hiệu trưởng một trường MN tại quận 3, TP HCM phân tích thêm, dù những năm gần đây, các trường SP tăng cường thời lượng thực hành, đưa các chuyên đề về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống... vào giảng dạy cho SV nhưng so với thực tế vẫn còn khác xa. Không ít SV mới ra trường cảm thấy bị sốc khi đi làm, có SV ngày đầu đến thực tập, hôm sau đã mất hút vì không lường được khối lượng công việc mà một giáo viên (GV) MN phải đảm trách.

Phải ràng buộc bằng pháp luật

Ở góc độ khác, bà Chung Bích Phượng - Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú, TP HCM - đánh giá hiện nay, bảo mẫu và kể cả GV MN thiếu nhất là kỹ năng kiềm chế. Dù nghiệp vụ người nào cũng có nhưng họ hiểu vấn đề như thế nào lại là chuyện khác. Có GV nghĩ đơn thuần bạo hành là đánh, nhéo, trói tay chân, dán băng keo vào miệng trẻ…, những vết thương này theo thời gian sẽ lành lặn nên không ảnh hưởng gì. Họ không ý thức được những hành động đó cũng là những dạng bạo hành về tâm lý, trẻ sẽ bị ám ảnh suốt đời.

“Tại các trường MN công lập, do ban giám hiệu giám sát chặt chẽ nên GV, bảo mẫu lo điều chỉnh hành vi, cư xử đúng mực, tình trạng bạo hành trẻ rất hiếm. Trong khi đó, tại các trường MN tư thục, chủ trường và ban giám hiệu chỉ lo tuyển đủ người, không quan tâm đến nghiệp vụ khiến GV lơ là, có nhiều hành động thiếu chuẩn mực. Không tình huống nào giống tình huống nào bởi đặc thù ngành MN muôn hình vạn trạng. Nhiều trường hợp GV, bảo mẫu được đào tạo bài bản vẫn hành xử phản sư phạm. Vì thế, ngoài tổ chức những lớp học kỹ năng, đạo đức nghề giáo, cần thiết nhất là phải ràng buộc họ về mặt pháp luật” - bà Phượng đề xuất.

Bổ sung ý kiến này, TS Võ Văn Nam đề nghị ngành quản lý nên kiểm tra gắt gao, lên án và xử lý kịp thời, nghiêm khắc những hành vi bạo hành trẻ. Về lâu dài, phải đổi mới chương trình học lẫn kỹ năng, thái độ hành nghề SP.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 14-10

Bất cập ở khâu quản lý

Từ thực tế quản lý Khoa Giáo dục tiểu học - mầm non (Trường Đại học Sài Gòn) trước đây, tôi cho rằng nếu đổ hết cho ngành SP thì thật phiến diện. Thi vào ngành giáo dục tiểu học và MN, năm nào cũng có tỉ lệ chọi cao, có năm lên đến 1/50. Hơn nữa, ngay từ khâu tuyển chọn, ngoài bài viết theo quy định, khối MN còn phải thi năng khiếu, gồm: đọc diễn cảm; trả lời vấn đáp kiến thức văn học; hát, múa, đàn... Đã có lần chấm năng khiếu, chúng tôi đánh rớt một thí sinh có dung mạo khá đẹp chỉ vì khi trả lời câu hỏi, các cơ mặt của em nhăn lại, trông rất dữ.

Về chương trình đào tạo, tâm lý đại cương, tâm lý giáo dục, tâm sinh lý lứa tuổi là những môn đầu tiên được trang bị khi SV bước vào trường. SV còn được học luật bảo vệ trẻ em, luật công chức...

Tuy nhiên, kiến thức có thể cân đong đo đếm, lượng hóa thành điểm số; còn phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề mến trẻ lại là định tính, không thể định lượng. Môi trường xung quanh, những ức chế của đời sống bên ngoài khiến các giáo sinh khi trở thành GV thực thụ bị tác động: từ việc GV phải đến trường sớm để vệ sinh lớp rồi miệt mài làm việc tận khi trẻ về hết đến việc sĩ số lớp đông, trẻ hiếu động ngã hay trầy xước là bị phụ huynh nhục mạ, khiếu nại, tố cáo... GV ở trường tư thục còn bị o ép hơn, bệnh không dám nghỉ, phụ huynh phàn nàn thì bị trừ lương... Trong khi đó, GV MN lại có bậc lương thấp. Những áp lực, vất vả đó, chúng tôi tin đối với một GV có tâm và được đào tạo bài bản chắc chắn sẽ không vì thế mà hành xử độc ác với trẻ. Thực tế, những vụ bạo hành trong thời gian qua xảy ra ở những cơ sở tư nhân chưa có giấy phép, GV không được đào tạo bài bản. Như vậy, vấn đề bất cập là ở bộ phận thanh tra, quản lý, cấp phép.

TS Hoàng Kim Oanh

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo