xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa quyết phương án thi tốt nghiệp THPT

Yến Anh

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định đổi mới thi cử không được giật cục bởi giật cục, học sinh sẽ không thi được

Nói về việc lựa chọn các phương án đổi mới thi, người đứng đầu ngành giáo dục mượn hình ảnh hành trình của một đoàn tàu. “Phương án 1 giống như đi từ ga Hàng Cỏ vào tới Vinh, phương án 2 tới Đà Nẵng, phương án 3 đến Nha Trang. Mục tiêu là TP HCM, từ đó vào tới TP HCM còn một khoảng nữa, đây là hành trình để đi đến cách thức thi cử đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh” - ông Luận nói.

Tránh gây xáo trộn

Lựa chọn phương án cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hải Phòng, nhất trí với phương án 1 - thi theo môn. Ông Trường cho rằng phương án này tập trung được nhiều ưu điểm như học sinh phát huy được sở trường của mình, các trường CĐ-ĐH thuận lợi hơn trong tuyển sinh… Tuy nhiên, vấn đề tổ chức coi thi, chấm thi cần được nghiên cứu thêm.

Quan điểm này cũng được ông Hoàng Minh Quân, Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, nhất trí. Ông Quân cho rằng phương án 1 có thể thực hiện ngay trong năm 2015. Nếu tổ chức thay đổi kỳ thi theo phương án 2 hoặc 3 sẽ gặp nhiều khó khăn do cả giáo viên và học sinh chưa được chuẩn bị kỹ. Nói thêm về việc tổ chức thi, ông Quân cho rằng tổ chức thi “hai trong một” theo cụm thì công tác chỉ đạo cần phải tiến hành chặt chẽ hơn. Việc thi theo cụm thi sẽ bảo đảm được tính trung thực nếu làm tốt các quy trình tổ chức coi thi và chấm thi.

Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2014 Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2014 Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho rằng phương án 2 là phương án rất hay nhưng nếu thực hiện ngay năm 2015 thì chưa nên vì giáo viên và học sinh chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cách giảng dạy và học tập tích hợp. Vì thế, trước mắt nên thực hiện phương án 1 trong một năm, sau đó, khoảng năm 2016 thì thực hiện phương án 2 và sau năm 2020 thì thực hiện phương án 3. Để thực hiện đổi mới kỳ thi quốc gia tốt cũng cần nhanh chóng có những điều chỉnh mạnh ở tuyển sinh ĐH-CĐ, xóa bỏ việc thi theo khối. Với phương án 1 mà Bộ GD-ĐT đề xuất thì mục đích này vẫn có thể thực hiện được ngay trong năm sau mà không gây xáo trộn cho nhà trường và người học.

Các trường ĐH chấm thi

GS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập, cho biết ông chọn phương án 2 bởi phương án 1 không khác gì mấy so với kỳ thi năm nay. “Phương án này dẫn đến tình trạng học lệch, học sinh sẽ chỉ học các môn thi, có thể nói là bỏ bê hơn một nửa chương trình. Mà việc học lệch thì không thể đánh giá được trình độ của học sinh. Năm nay, bộ bỏ quy định xét tốt nghiệp dựa trên cả học bạ. Theo tôi là phải bổ sung quy định này, phải xét cả quá trình học của học sinh chứ không nên bỏ đi” - GS Nhĩ nói.

Chuyên gia này phân tích phương án 3 phụ thuộc vào chương trình - sách giáo khoa, cách dạy - học và tư duy của giáo viên nên không thể áp dụng được ngay. GS Nhĩ cho rằng ngoại ngữ phải là môn thi bắt buộc chứ không nên như ý kiến của Bộ GD-ĐT: “Với những học sinh, học viên không được học hoặc học trong điều kiện không bảo đảm chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn ngoại ngữ”. Bộ GD-ĐT có thể quy hoạch, ra đề tương ứng với học sinh từng vùng và nâng dần chất lượng trong những năm tiếp theo.

Trước lo lắng về việc tổ chức thi sao cho chất lượng, nghiêm túc. GS Nhĩ nhấn mạnh đây không phải là việc của riêng Bộ GD-ĐT, các sở GD-ĐT mà Chính phủ cũng phải chỉ đạo UBND các tỉnh vào cuộc. “Nếu các trường ĐH-CĐ, các sở GD-ĐT và các cơ quan liên quan cùng thực hiện thì sẽ có một kỳ thi nghiêm túc” - GS Nhĩ nói. PGS Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cũng cho rằng nếu xã hội chưa tin tưởng hoặc lo lắng về tính trung thực của kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay thì phải tổ chức kỳ thi này gần như tổ chức kỳ thi ĐH-CĐ chính quy hằng năm. Việc chấm thi Bộ GD-ĐT nên giao cho các trường ĐH uy tín thực hiện.

Cần sự chuẩn bị tốt nhất

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Quản trị chiến lược ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng: Dự thảo mà Bộ GD-ĐT đưa ra về kỳ thi quốc gia mới chỉ định hướng cho cấp quản lý về việc xét tốt nghiệp, tuyển sinh chứ chưa rõ ràng lắm về mục đích của người học. Mục đích của việc thi, kiểm tra là để cho người học thấy được năng lực của mình tới đâu trong chu kỳ học, môn học để còn phấn đấu trong thời gian tiếp theo.

Hiện Bộ GD-ĐT cứ đưa ra dự thảo để lấy ý kiến rộng rãi, sau khi có sự chuẩn bị tốt nhất, chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện và không nhất thiết phải thực hiện từ năm 2015.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo