xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có cần phải "truy cùng, đuổi tận" ông Nguyễn Hữu Linh?!

Kim Phượng (TP HCM)

Hôm nay, 25-6, TAND quận 4, TP HCM đưa vụ án "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" ra xét xử đối với ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng vừa nghỉ hưu.

Với một vụ án được dư luận quan tâm thì việc có nhiều người từ sáng sớm đến tòa để theo dõi đưa tin, chụp ảnh ông Linh cũng là điều dễ hiểu. Trong số những người có mặt theo dõi, ngoài phóng viên báo chí, còn có cả những người hiếu kỳ. 

Để có được hình ảnh về ông Linh, nhiều người đã cố gắng "săn" khi ông ta đến tòa. Có lẽ vì không muốn hình ảnh của mình xuất hiện trên báo và mạng xã hội nên khi đến cổng tòa, ông Linh đã chạy thật nhanh lên cầu thang bộ, sau đó chui vào nhà vệ sinh để tránh sự săn đuổi.

Trên mạng xã hội đã xuất hiện một video clip ghi lại cảnh ông Linh chạy thật nhanh lên cầu thang, phía sau là một người cầm máy ảnh đuổi theo sát chân. Có người còn đứng sẵn nơi ông ta đi qua để gí máy ảnh vào mặt. 

Với cái cách "săn ảnh" như sáng nay, cá nhân người viết không đồng tình, bởi nó rất phản cảm theo kiểu "truy cùng, đuổi tận". Bởi lẽ, ngay cả trường hợp ông Linh bị tòa án kết án về hành vi "dâm ô với người dưới 16 tuổi" thì cũng không thể "truy cùng, đuổi tận" như thế. Nói một cách nào đó, chụp ảnh theo kiểu trên cũng là hành vi thiếu chuẩn mực.

Theo pháp luật dân sự hiện nay, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình; không ai được phép đăng tải, phát tán hình ảnh của cá nhân khi không được sự đồng ý của họ. Đối với các cơ quan báo chí cũng chỉ được đăng ảnh của bị can, bị cáo tại các phiên tòa xét xử. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, một người chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Về nguyên tắc, đến giờ này, ông Linh vẫn chưa bị xác định là có tội. Cộng đồng mạng không thể vì bất cứ lý do để nhân danh công lý, nhân danh đám đông đăng tải hình ảnh, kết tội ông ta khi chưa bị tòa kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Việc kết án là quyền của tòa án chứ không phải của đám đông và mạng xã hội. 

Một câu hỏi đặt ra, trong số những người "săn ảnh" sáng nay ở TAND quận 4, có bao nhiêu người là phóng viên báo chí, bao nhiêu người hiếu kỳ, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội để câu like, câu view? Họ có thật sự vì một xã hội văn minh, vì đòi công lý cho những nạn nhân bị xâm hại tình dục hay chỉ mong muốn đăng hình ảnh của tội phạm nhằm phục vụ cho lợi ích của mình?

Tôi tin rằng, nếu hành vi của ông Linh là trái pháp luật thì sẽ được tòa phán quyết và ông ta phải trả giá cho những hành vi trái pháp luật của mình. Pháp luật luôn công bằng và không có vùng cấm cho bất cứ ai. Nhưng pháp luật cũng quy định, chỉ tòa án - nơi những người được trao quyền nhân danh nhà nước mới có quyền phán xét hành vi nào có tội. Xử sự với tội phạm như cái cách nhiều người đang làm, không phải là một lối hành xử văn minh, nhân văn mà ngược lại, nó gây ra sự phản cảm.   

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo