xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có nên tăng phạt tiền, giảm phạt tù?

Trường Hoàng

Tăng phạt tiền, giảm phạt tù tràn lan có thể dẫn đến việc khinh thường pháp luật của một bộ phận giàu có, làm tăng sự bất công giữa người giàu và người nghèo

Dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi theo hướng mở rộng trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền thay phạt tù là phù hợp với xu thế của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính đang gây nhiều tranh cãi.

Đánh vào lợi ích kinh tế

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, việc áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính chỉ nên áp dụng đối với nhóm tội phạm về kinh tế và môi trường bởi đối tượng mà người phạm tội thuộc các nhóm này hướng tới là lợi ích tiền bạc. Do đó, hình phạt áp dụng là đánh vào lợi ích kinh tế của họ, trong đó phổ biến nhất là hình phạt tiền. Mức phạt tiền phải cao hơn lợi ích kinh tế mà người phạm tội có được để bảo đảm tính phòng ngừa và trừng phạt.

“Ngoài 2 nhóm tội phạm trên, không nên áp dụng hình phạt tiền tràn lan vì có thể dẫn đến việc khinh thường pháp luật của một bộ phận giàu có, làm tăng sự bất công giữa người giàu và người nghèo bởi cùng thực hiện một hành vi phạm tội nhưng người giàu thì được tự do, còn người nghèo phải thi hành hình phạt tù” - luật sư Hậu phân tích.

Luật sư Nguyễn Văn Cường (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng hình phạt là nhằm ngăn ngừa, khắc phục và hướng hành vi của người vi phạm trở lại với chuẩn mực chung của cộng đồng. Do đó, trong những hoàn cảnh, bối cảnh nhất định, trừng phạt nặng không hẳn mang lại lợi ích nhiều nhất cho cộng đồng.

“Khách thể của các tội danh về kinh tế, tham nhũng là “quyền sở hữu, tài sản” nên mức độ “nguy hại” cho cộng đồng nhẹ hơn so với loại tội phạm có khách thể về tính mạng, sức khỏe con người. Mục tiêu ưu tiên là phần tài sản bị chiếm đoạt và thiệt hại kèm theo được khắc phục kịp thời sẽ tránh được tâm lý “đi tù để có được tiền”. Hơn nữa, không gì có thể răn đe tốt hơn nếu chỉ chiếm đoạt được 1 đồng nhưng có thể bị mất đến 10 đồng kèm theo các hệ lụy pháp lý khác. Ngoài ra, chi phí xã hội sẽ ít hơn trong việc thi hành án” - luật sư Cường nói.

Đối với các tội phạm nghiêm trọng (có mức phạt cao nhất 7 năm tù) có thể áp dụng phạt tiền là hình phạt chính. Trong ảnh: Các bị cáo trong vụ án giết người, gây rối trật tự công cộngẢnh: Phạm Dũng

Đối với các tội phạm nghiêm trọng (có mức phạt cao nhất 7 năm tù) có thể áp dụng phạt tiền là hình phạt chính. Trong ảnh: Các bị cáo trong vụ án giết người, gây rối trật tự công cộngẢnh: Phạm Dũng

Lo ngại tiêu cực

Trong khi đó, luật sư Cao Thế Luận (Đoàn Luật sư TP HCM) lại cho rằng thay thế hình phạt tù bằng hình phạt tiền là xu hướng tiến bộ ở các nước phát triển nhưng Việt Nam ở giai đoạn đang phát triển, nhận thức pháp luật, nền tảng giáo dục…. vẫn còn thấp.

“Trước đây, các loại tội phạm có mức phạt tù từ 3 năm trở xuống, có thể áp dụng hình phạt có điều kiện (là án treo) đã xảy ra hiện tượng “ngã giá” giữa cán bộ tư pháp và bị can, bị cáo. Nếu mở rộng hơn nữa hình phạt tiền, có phải đang mở đường cho hươu chạy?” - luật sư Luận nghi ngại.

Ngoài ra, luật sư Luận cũng băn khoăn sẽ có trường hợp bị cáo bị xử phạt hình phạt chính là tiền nhưng do hoàn cảnh khó khăn không thể chấp hành thì sẽ bị chuyển thành tù. Trong khi đó, các “thiếu gia”, “đại gia” sẽ không hề nao núng phạm tội khi dư thừa khả năng chấp hành án phạt tiền.

“Hiện nay, xã hội đang có sự phân hóa giàu nghèo, việc mở rộng hình phạt tiền thay cho phạt tù có mức dưới 7 năm liệu có đào sâu thêm sự phân biệt đối xử? Mặt khác, các hành vi vi phạm pháp luật hình sự đều xem là nguy hiểm cho xã hội  nhưng nay lại được “tiền hóa” thì tính chất răn đe, giáo dục sẽ không còn nguyên giá trị của nó. Hơn nữa, mức phạt tiền như thế nào được xem là tương xứng với hành vi phạm tội? Nếu mức phạt tiền cao thì chắc chắn người nghèo không đáp ứng nổi nhưng với người giàu thì chỉ là con số nhỏ. Vì vậy, nên tăng nặng mức hình phạt tiền như là một hình phạt phụ đối với các tội phạm tham nhũng, hối lộ, kinh tế, môi trường và đối với chủ thể mới là pháp nhân; không nên mở rộng hình phạt tiền trở thành hình phạt chính đối với loại tội phạm có mức hình phạt tù từ 7 năm trở xuống” - luật sư Luận nói.

 

6 tháng không chấp hành, chuyển thành phạt tù

Theo dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi, đối với phạt tiền là hình phạt chính (điều 34): Mở rộng phạm vi áp dụng phạt tiền là hình phạt chính đối với các tội phạm nghiêm trọng (cao nhất 7 năm tù). Riêng đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường thì phạt tiền là hình phạt chính có thể áp dụng đối với cả tội rất nghiêm trọng (cao nhất 15 năm tù). Đồng thời, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu người bị kết án cố tình không chấp hành hình phạt tiền thì hình phạt tiền chuyển thành hình phạt tù có thời hạn nếu đó là hình phạt chính.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo