xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có nước sạch nhưng dân không dùng

Bài và ảnh: SỸ ĐÔNG

Các địa phương cùng ngành cấp nước đang chạy đua với thời gian để bảo đảm cuối năm 2016, toàn bộ người dân TP HCM được sử dụng nước sạch. Tuy nhiên nhiều nơi, người dân chưa mặn mà với nguồn nước này

Trong tháng 8-2016, Ban Đô thị HĐND TP HCM đã thực hiện nhiều chuyến khảo sát tình hình cung cấp nước sạch cho người dân các quận, huyện ngoại thành theo Nghị quyết 35/2015 của HĐND TP.

Vừa thiếu vừa lãng phí

Huyện Củ Chi còn 52.053/103.479 hộ dân chưa được cấp nước sạch. Trong năm 2016, huyện cam kết bảo đảm nguồn nước sạch cho 15 xã, thị trấn; 6 xã còn lại sẽ hoàn thành trước năm 2019 dù giữa tháng 8-2016 mới đạt 8,46% kế hoạch đề ra. Ở huyện Hóc Môn, 30.928 hộ trên địa bàn vẫn dùng nước giếng khoan (chiếm 35,7% tổng số hộ dân). Các khu vực chưa có nước sạch ở 2 địa bàn này do ở xa đường ống cấp nước. Còn ở quận 12, hơn 200 tuyến hẻm chưa có đường ống cấp nước do tuyến hẻm dài tới 150-200 m mà chỉ có 3, 4 hộ.

Đối với những khu vực cách xa đường ống mà dân cư thưa thớt, các đơn vị cấp nước dùng phương án lắp bồn chứa, đồng hồ tổng và thiết bị lọc nước hộ gia đình. Tuy nhiên, các giải pháp này không đem lại hiệu quả cao do chưa thuận tiện cho người dân mỗi khi lấy nước. Đơn cử, một điểm đồng hồ nước sạch miễn phí cho hơn 20 hộ dân ở ấp Tây (xã Tân An Hội, huyện Củ Chi), lượng nước tiêu thụ mỗi ngày chỉ từ 2-3 khối. Nhiều bồn nước đặt tại các trục đường chính nhưng cách xa khu dân cư nên người dân không “mặn mà”. Thậm chí, ở một số khu vực, đường không đủ rộng để xe bồn đưa nước đến cho người dân sử dụng như dọc bờ kênh An Hạ, huyện Hóc Môn.

Giải pháp thiết bị lọc nước hộ gia đình có giá tương đối cao (69 triệu đồng/bộ) cũng khó “thuyết phục” người dân sử dụng dù được ưu đãi trả chậm trong vòng 7 năm. Hiện huyện Củ Chi mới lắp đặt thử nghiệm 221 thiết bị lọc nước hộ gia đình cho các gia đình chính sách.

Lãng phí nhất là tình trạng người dân được gắn đồng hồ nước nhưng không sử dụng hoặc dùng rất ít. Khảo sát chỉ 3 hộ dân trên đường Cây Trôm - Mỹ Khánh (xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi) thì 1 hộ đã khóa đường ống nước, 2 hộ còn lại thì một hộ dùng 5 khối nước miễn phí rồi ngưng, hộ kia dùng cầm chừng. Các chủ hộ giải thích do dùng nước giếng khoan đã quen, còn nước máy thì có mùi clo và không ngọt nên chưa sử dụng.

Đoàn đại biểu HĐND TP HCM giám sát tình hình sử dụng nước sạch tại huyện Củ Chi
Đoàn đại biểu HĐND TP HCM giám sát tình hình sử dụng nước sạch tại huyện Củ Chi

Hạn chế cấp phép khai thác nước ngầm

Ông Trương Khắc Hoành, Tổng Giám đốc Công ty CP Hạ tầng nước Sài Gòn (đơn vị được giao nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho huyện Củ Chi), thừa nhận có tình trạng nhiều nơi, người dân không dùng nước sạch dù đã được gắn đồng hồ nước. Qua việc chốt số nước hằng tháng, đơn vị nhận thấy sản lượng tiêu thụ nước chủ yếu ở các địa bàn cũ và khu vực nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, những khu vực mới gắn đồng hồ nước, sản lượng rất ít. Giải pháp đồng hồ tổng chỉ áp dụng ở những khu vực dân cư thưa thớt, xa đường ống cái. Vì vậy, giải pháp này sẽ được thay thế bằng việc mở rộng mạng lưới cấp nước và gắn đồng hồ. Chủ đầu tư đề nghị các ngành chức năng hạn chế cấp phép khai thác nước ngầm ở các khu công nghiệp, nhà máy để những nơi này dùng nước sạch nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ và hiệu quả đầu tư.

Còn ông Bạch Vũ Hải, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, cho biết dù nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm nhưng tỉ lệ người dân dùng nước sạch ở huyện Hóc Môn rất thấp. Theo đó, 21,7% người dân được gắn đồng hồ nước nhưng không sử dụng, 32,3% sử dụng nước dưới 4 khối. Ông Hải đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp tuyên truyền để người dân sử dụng nước sạch.

Qua những đợt khảo sát nước sạch ở các huyện ngoại thành, ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó Ban Đô thị HĐND TP, phân tích nguyên nhân người dân không sử dụng nước sạch dù được đưa tới tận nhà là vì đã quen với việc sử dụng nước giếng trong thời gian rất dài, chưa thích ứng với nhiều yếu tố liên quan như mùi vị, giá cả… “Ban Đô thị sẽ kiến nghị UBND TP có giải pháp nâng cao lượng nước tiêu thụ để bảo đảm hiệu quả chương trình cũng như quyền lợi của các nhà đầu tư. Ngoài ra, địa phương cũng cần thay đổi cách truyền thông để người dân hiểu được những lợi ích về sức khỏe, kinh tế... khi sử dụng nước sạch” - ông Nhựt nói.

Nhiều mẫu nước không đạt chuẩn

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, nguồn nước giếng khoan ở một số huyện ngoại thành bị ô nhiễm, khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng. Cụ thể, ông Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP, cho biết sau khi lấy mẫu nước giếng khoan kiểm tra thì huyện Củ Chi có 8/14 mẫu và huyện Hóc Môn có 8/18 mẫu không đạt chuẩn về chỉ số pH và clo dư trong nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo