xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cùng TP HCM sớm vượt qua đại dịch (*): Áp dụng các giải pháp linh hoạt, hiện đại

Thùy Dương ghi

Về lâu dài, các hệ thống siêu thị hiện đại nên có phương án tổ chức lại hoạt động theo hướng cải tiến hạ tầng công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giảm tải và tăng cường sự thuận tiện

. PGS-TS ĐINH TRỌNG THỊNH, giảng viên Học viện Tài chính:

Nhân rộng bán hàng lưu động

Không riêng TP HCM, tình trạng cung ứng hàng hóa khó khăn, có tình trạng đầu cơ, tăng giá... xuất hiện ở hầu hết các địa phương trong các đợt bùng phát dịch Covid-19. Trong làn sóng dịch bệnh đầu tiên vào năm 2020, các mặt hàng khẩu trang, găng tay y tế, dung dịch sát khuẩn... bất ngờ "cháy" hàng, nhiều người giành giật mua. Năm nay là chuyện cung ứng thực phẩm tại TP HCM có nhiều lúc bị gián đoạn, chậm trễ. Như vậy, có thể thấy rằng bối cảnh dịch bệnh tất yếu ảnh hưởng đến cung - cầu trên thị trường. TP HCM là địa phương có số dân lớn nên mức độ ảnh hưởng cũng cao hơn nơi khác.

Để khắc phục tình trạng quá tải trong phân phối hàng hóa tại siêu thị, các hệ thống bán lẻ hiện đại có thể linh hoạt xem xét tổ chức các hình thức bán hàng hiệu quả hơn, thay vì chỉ bán tại siêu thị và người dân phải xếp hàng để mua, tạo nguy cơ lây lan dịch bệnh. Chẳng hạn, tổ chức bán hàng về khu dân cư theo đơn vị phường, xã hoặc nhỏ hơn là cụm tổ dân phố. Lượng hàng chở đi đến khu vực bán hàng lưu động căn cứ trên số lượng người dân đăng ký cụ thể trên kênh online. Như vậy, thay vì siêu thị phải giao hàng đến từng cá nhân, tốn rất nhiều thời gian và công sức của người giao hàng thì có thể giao theo cụm.

Ngoài ra, một số siêu thị, doanh nghiệp cũng đã tổ chức một số điểm bán hàng lưu động ở TP HCM. Đây là cách làm nên xem xét nhân rộng hơn. Hình thức đưa hàng về khu dân cư như trên cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương quận, phường...

Về lâu dài, các hệ thống siêu thị hiện đại nên có phương án tổ chức lại hoạt động theo hướng cải tiến hạ tầng công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giảm tải cho con người và tăng cường thuận tiện cho người dân khi mua sắm. Nếu có nền tảng tốt, chắc chắn khi đối mặt với những tình huống khẩn cấp khác, hệ thống bán lẻ sẽ không bị lúng túng.


Cùng TP HCM sớm vượt qua đại dịch (*): Áp dụng các giải pháp linh hoạt, hiện đại - Ảnh 1.

Siêu thị AEON Việt Nam tổ chức xe bán hàng lưu động tại quận 3, TP HCM. Ảnh: THANH NHÂN

. TS NGUYỄN MINH PHONG:

Bảo đảm cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cần thiết

Việc hệ thống bán lẻ của TP HCM những ngày qua căng mình cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân trong bối cảnh giãn cách xã hội và phải đóng cửa nhiều chợ đầu mối là hiện tượng chưa từng có tiền lệ, nằm ngoài mọi dự báo của cơ quan quản lý. Nguyên nhân chính là do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, không dễ dàng kiểm soát. Điều này kích thích "tâm lý đám đông", khiến người tiêu dùng tăng mua sắm gấp nhiều lần so với bình thường. Hậu quả không tránh khỏi là các siêu thị trong nhiều thời điểm hết hàng, người dân phải xếp hàng khá lâu mới có thể mua được đồ dùng thiết yếu.

Ngoài ra, việc lưu thông, phân phối hàng hóa giữa các địa phương có dịch và không có dịch còn nhiều vấn đề tồn tại. Nhiều mặt hàng nông sản tại các tỉnh lân cận TP HCM khó tiêu thụ, nông dân phải bán giá "rẻ như cho" trong khi người dân TP có nhu cầu nhưng không có hàng để mua.

Để xử lý tình trạng này, tạm thời, chính quyền TP HCM nên có nhiều biện pháp hỗ trợ và khích lệ các hệ thống phân phối hiện đại kết nối với bên sản xuất để cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cần thiết cho người dân. Về hình thức phân phối, ngoài duy trì giao dịch trực tiếp tại siêu thị, có thể mở thêm điểm bán lưu động để giảm tải số người đổ dồn vào một nơi gây nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Ngoài ra, có thể kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất tự tổ chức bán hàng tại cửa hàng, bán hàng lưu động... để chung tay hỗ trợ thành phố trong giai đoạn cần dồn sức ngăn chặn dịch bệnh, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp trứng, thịt...

Song song đó, tiếp tục tuyên truyền để người dân yên tâm về việc thành phố sẽ bảo đảm cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, đồ thiết yếu trong giai đoạn dịch bệnh. 

Chăm sóc, bảo vệ nhân viên y tế

Trong đại dịch Covid-19, 30%-50% nhân viên y tế tại Pháp gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần cấp tính và rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Cuộc chiến chống Covid-19 còn dài, các cơ quan chức năng cần xây dựng phương án tốt nhất nhằm bảo vệ nhân viên y tế để họ có đủ sức phục vụ. Bởi bảo vệ một nhân viên y tế là bảo vệ hàng trăm bệnh nhân.

Vì vậy, những việc cần làm ngay là: cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ tốt nhất có thể; cơ sở vật chất bảo đảm nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cá nhân; có lực lượng an ninh, bảo vệ bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế; tôn trọng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; thiết lập một hoặc nhiều đường dây nóng kết nối với bác sĩ tâm lý khi cần thiết.

BS Vân Thanh

Ưu tiên kiểm soát dịch bệnh

Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, thời điểm này, TP HCM cần kiên trì thực hiện mục tiêu kép, trước mắt ưu tiên cao nhất là kiểm soát dịch bệnh. Khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, TP HCM cần tìm kiếm, phát huy động lực tăng trưởng bổ sung hoặc thay thế như thúc đẩy giải ngân đầu tư công, kích cầu tiêu dùng nội địa, tiên phong thúc đẩy phát triển kinh tế số và kinh tế tư nhân. Đồng thời đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và cơ cấu lại nền kinh tế TP HCM để bảo đảm phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

T.Phương ghi

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 8-7

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo