xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc vận động "Người dân TP HCM không xả rác...": Nhiều mô hình và cách làm hay

Bài và ảnh: HỒNG THU

Không cứng nhắc tuyên truyền bằng băng-rôn, tờ bướm, nhiều địa phương dùng mạng xã hội hướng dẫn người dân phân loại rác, giữ lại rác để làm phân hữu cơ, chung tay bảo vệ môi trường

Đến hẻm 199 Lê Thị Riêng, khu phố 4, phường Thới An, quận 12, TP HCM những ngày này, ít ai tin rằng công viên cây xanh rộng gần 1.000 m2 với sân cầu lông, nơi tập thể dục của người dân trước đây là bãi đất trống um tùm cỏ dại và rác thải.

Biến bãi rác thành công viên

Ngồi hít thở không khí trong lành cùng đứa cháu ngoại, ông Lý (65 tuổi) cười tươi cho biết: "Khu này trước đây toàn cỏ dại, trở thành bãi rác lộ thiên rất hôi thối do người dân xả bậy, nhờ địa phương kêu gọi đầu tư, bãi rác biến thành công viên xanh mát, người dân ai cũng vui mừng".

Nói về mô hình này, ông Phạm Quốc Vũ, Phó Chủ tịch UBND phường Thới An, cho biết đó là cả quá trình vận động, kêu gọi xã hội hóa từ nhiều nguồn lực trên địa bàn phường. Vận động xã hội hóa thực sự không dễ nhưng khi hiểu được ý nghĩa của công trình, nhiều đơn vị, người dân đã chung tay. Ngoài công trình 1.000 m2 này với kinh phí đầu tư khoảng 500 triệu đồng, phường Thới An còn vận động thêm 65 triệu đồng để làm khung bảo vệ công viên tại bãi đất khu phố 1 và đặt 3 máy tập thể dục tại khu phố 4, những điểm trước đây có tình trạng lén đổ rác thải.

Cuộc vận động Người dân TP HCM không xả rác...: Nhiều mô hình và cách làm hay - Ảnh 1.

Công viên khu phố 4, phường Thới An, quận 12

Mô hình biến bãi rác thành công viên không chỉ phường Thới An áp dụng mà nhiều phường khác như Thạnh Lộc, Trung Mỹ Tây… cũng có. Nói về cách làm này, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 12 cho biết: "Đa số các bãi đất trống có rác lâu năm là đất công cộng thuộc quận quản lý nên khi đặt quyết tâm dọn sạch các điểm nóng này, chúng tôi đã chuyển chúng thành công viên xanh, vườn hoa, nếu có diện tích lớn. Điểm nào diện tích nhỏ sẽ đặt máy tập thể dục, vừa để người dân có không gian rèn luyện sức khỏe vừa tạo mảng xanh. Từ năm 2018 đến nay, địa phương đã dọn 61/67 điểm nóng có rác, trong đó 23 điểm chuyển thành những khu sinh hoạt cộng đồng, vườn hoa, công viên… nhờ nguồn xã hội hóa".

Ngoài mô hình công viên xanh, người dân quận 12 còn thích thú với hàng loạt tranh vẽ cổ động trên tường tại nhiều phường như Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, Thới An... Không cần lời tựa nhưng những gam màu sống động góp phần thôi thúc người dân phải hành động để bảo vệ môi trường.

Nhắn tin qua Zalo

Gần 1 năm nay, người dân sinh sống tại phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TP HCM không còn xa lạ với những tin nhắn tuyên truyền về tác hại của rác thải đối với môi trường hay yêu cầu không xả rác ra đường phố - kênh rạch, hướng dẫn phân loại rác tại nhà, cách biến rác thải hữu cơ thành phân bón vi sinh để bón cho cây trồng... Tin nhắn này do trưởng khu phố gửi thông qua mạng xã hội Zalo.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn (khu phố 2) kể lần đầu nhận tin nhắn, cứ ngỡ là tin nhắn rác nên vừa xem qua ông đã xóa. Tuy nhiên đến lần thứ 2, thứ 3, ông bắt đầu đọc kỹ và chia sẻ thông tin với cả nhà như cách phân loại rác, ủ rác làm phân hữu cơ… "Tin nhắn giống như lời nhắc nhở, cứ thấm dần mỗi ngày, có thể nhờ tin nhắn này mà bãi rác tự phát ở khu đất trống ngay ngã tư Tam Châu - Gò Dưa không còn nữa" - ông Tuấn hồ hởi cho biết.

Không chỉ nhận tin, người dân còn có thể chủ động thông tin hành vi xả rác bừa bãi ra môi trường thông qua kênh giao tiếp này mà không lo bị lộ danh tính.

Chia sẻ thêm mô hình vận động người dân không xả rác ra đường phố, kênh rạch bằng mạng xã hội, ông Lê Nguyễn Trọng Quốc, Chủ tịch UBND phường Tam Bình, cho biết cùng với việc tuyên truyền qua loa phát thanh, tờ rơi, băng-rôn thì việc tuyên truyền qua mạng xã hội nhận được tương tác rất cao của người dân. Không chỉ riêng phường có nhóm Zalo mà tại 50 tổ dân phố của phường cũng lập nhóm Zalo riêng để tuyên truyền trực tiếp đến các cơ sở kinh doanh và các hộ dân. Nhờ sự tích cực và rỉ rả tuyên truyền mà 4/4 điểm rác dọc các tuyến đường đã được xóa trắng. 

15 phút vì đường phố không rác

Đều đặn 2 năm nay, mỗi tuần các phường trên địa bàn quận 1 ra quân thực hiện "15 phút vì đường phố không rác". Qua đó, mỗi phường thành lập 1 tổ vệ sinh cùng lãnh đạo phường, đại diện quận tập trung tại các tuyến hẻm, khu dân cư, phố đi bộ Nguyễn Huệ... để làm sạch đường phố. "Tuy chỉ 15 phút nhưng hành động thiết thực này khiến người già, thanh niên đến trẻ nhỏ trân quý môi trường sống, không xả rác bừa bãi" - đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 1 cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo