xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc vận động "Người dân TP HCM không xả rác...": Thường xuyên giám sát, đổi mới tuyên truyền

Trường Hoàng ghi

Khảo sát thường xuyên việc thực hiện ở các địa phương, kịp thời phát hiện các mô hình, cách làm hay để nhân rộng; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có sáng kiến; tuyên truyền phù hợp từng đối tượng...

Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM:

Nhân rộng mô hình hay

Hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, các địa phương trên địa bàn TP đã đạt được một số kết quả. Nhiều con đường, con hẻm đã sạch - đẹp, không có rác thải; cải tạo một số điểm đen về cảnh quan môi trường tại các con kênh, bãi đất trống thành công viên, nơi tập thể dục, ngồi nghỉ mát cho người dân…

Thời gian tới, để cuộc vận động đi vào chiều sâu, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi xả rác ra đường và kênh rạch, cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đối tượng (học sinh, sinh viên, đoàn viên, doanh nghiệp, công nhân, chủ nhà trọ, hộ gia đình, hộ kinh doanh mua bán, cơ sở sản xuất, người thu gom rác, cơ sở kinh doanh mai táng...); Ủy ban MTTQ TP HCM phối hợp, nhân rộng mô hình của các cơ sở tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ TP HCM cũng sẽ thường xuyên khảo sát việc thực hiện ở các địa phương, kịp thời phát hiện các mô hình, công trình, giải pháp, cách làm hay để giới thiệu, nhân rộng; làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có sáng kiến, giải pháp hay trong thực hiện cuộc vận động không xả rác ra đường và kênh rạch. Song song đó, phối hợp tổ chức giám sát theo các nội dung đã nêu trong kế hoạch, thực hiện lồng ghép việc giám sát phối hợp chính quyền đánh giá, công nhận khu phố, ấp, phường, xã không xả rác ra đường và kênh rạch.


Cuộc vận động Người dân TP HCM không xả rác...: Thường xuyên giám sát, đổi mới tuyên truyền - Ảnh 1.

Sau một năm thực hiện Chỉ thị 19, nhiều con đường đã trở nên sạch đẹp hơn. Trong ảnh: Đường Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, TP HCMẢnh: Tấn NguyênÔng Cao Văn Tuấn, Trưởng Phòng Công nghệ Môi trường và Kiểm tra chất lượng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP HCM:

Cần sự chung lòng, chung sức của xã hội

Để thực hiện tốt cuộc vận động không xả rác ra đường và kênh rạch cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng. Phương thức tuyên truyền cần trực quan, sinh động như thông qua báo, đài, game show… lồng ghép về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện Chỉ thị 19 là hết sức cần thiết. Các cơ quan nhà nước cần duy trì việc thực hiện vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, tăng đơn giá để công việc quét dọn được liên tục. Đặc biệt, các quy định về xử phạt hành vi vi phạm đã có nên cần tăng cường kiểm tra, giám sát và xử nghiêm hành vi vi phạm. Song song đó, cần thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, xử lý chất thải nhựa hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cần sự đồng thuận, chung tay, chung sức, chung lòng của xã hội. Trong đó, nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc lãnh đạo ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp tình hình thực tiễn ở từng giai đoạn cụ thể để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo vệ môi trường. Nhà khoa học nghiên cứu, chế tạo và chuyển giao các công trình, thiết bị, công nghệ xử lý, tái chế chất thải nhựa. Nhà giáo đẩy mạnh hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường, đặc biệt là lợi ích và tác hại của chất thải nhựa, xây dựng hệ ý thức về tiêu dùng, thải bỏ chất thải nhựa và bảo vệ môi trường trong học sinh, sinh viên. Doanh nghiệp chấp hành nghiêm luật bảo vệ môi trường, nghiên cứu sản xuất, tiêu thụ nguyên liệu thứ cấp từ rác thải và tiến đến sản xuất không phát thải, sản xuất xanh. Người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen tiêu dùng, thải bỏ chất thải nhựa hướng đến tiêu dùng xanh và thân thiện môi trường.

Lập đường dây nóng, kiểm tra đột xuất "điểm nóng"

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, sở đang xây dựng kế hoạch giám sát chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn TP thông qua việc kiểm tra định kỳ 6 tháng và kiểm tra đột xuất đối với các điểm tập kết rác thải, trạm trung chuyển, chất lượng vệ sinh đường phố, kênh rạch... Ngoài ra, sở phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu tính pháp lý để tham mưu UBND TP các giải pháp tăng cường xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường nơi công cộng làm cơ sở cho các địa phương thực hiện. Đặc biệt, nghiên cứu đề xuất áp dụng hình phạt lao động công ích đối với các trường hợp vi phạm.

Trước mắt, đến năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ hỗ trợ các địa phương hoàn thành việc sắp xếp, chuẩn hóa lực lượng thu gom rác dân lập vào các HTX, doanh nghiệp. Ngoài ra, các địa phương phải chủ động kết nối đồng bộ về thời gian giao rác giữa người dân với đơn vị thu gom, tránh tình trạng rác dồn ứ; thiết lập đường dây nóng giải quyết kịp thời các phản ánh của người dân; xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu để quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

Với các hộ kinh doanh, buôn bán ở mặt tiền đường, phải có thiết bị chứa rác và chịu trách nhiệm về chất lượng vệ sinh lề đường, vỉa hè nơi mình kinh doanh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

T.Hồng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo