xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cứu người khó quá! (*): Cái xấu chỉ là cá biệt

Lê Thoa ghi

Những câu chuyện giúp người nhưng rước họa vào thân chỉ là cá biệt. Đây là vấn đề liên quan chủ yếu đến nhân cách chứ không phải bản chất xã hội

Tiến sĩ NGÔ XUÂN ĐIỆP, Trưởng Khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM:

Không phải bản chất xã hội

Những trường hợp vừa qua báo chí nêu, không chỉ ở nước ta mà nhiều nước cũng đang đau đầu với hiện trạng này. Gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều hiện tượng xấu như thế là do phương tiện truyền thông, mạng xã hội phổ biến. Ngoài ra, thực tế là hiện nay, lòng tin con người với nhau giảm sút nặng nề bởi sự xuất hiện của đầy rẫy tệ nạn xã hội; cuộc sống từ ngoài xã hội đến trong công sở, gia đình có nhiều bất công, tham nhũng, hối lộ… Nơi đáng tin nhất, cơ quan bảo vệ pháp luật, nhiều khi vẫn xảy ra những chuyện không thể tin được. Từ đó, chúng ta trông chờ vào đạo đức con người, mà đạo đức con người đâu thể như nhau, ai có thì tự giữ.

Ngoài ra, đây là vấn đề liên quan đến nhân cách, hành vi, cụ thể là giáo dục gia đình, hệ thống xã hội. Con người hành động bột phát theo cảm xúc. Có thể những người đó được lớn lên ở môi trường không tốt, cộng với không quản lý cảm xúc, stress trong cuộc sống, cuối cùng không quản lý kiểm soát được cảm xúc nên có những hành động bột phát sai lầm. Đây là vấn đề liên quan chủ yếu đến nhân cách chứ không phải bản chất xã hội.

Muốn lấy lại niềm tin con người, cần có sự thay đổi từ các giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội. Đặc biệt, cách thức nuôi dạy con trẻ trong gia đình, nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách sau này. Những gia đình có văn hóa, lối giáo dục độc đoán, gia trưởng dễ sản sinh ra những con người có sức đề kháng tâm lý kém, hung hãn.

Mỗi ngày có hàng triệu người đang thầm lặng làm những việc tốt. Trong ảnh: Ông Nguyễn Ngọc Đức hằng ngày vớt rác làm sạch kênh Chiến Lược (quận Bình Tân, TP HCM) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Mỗi ngày có hàng triệu người đang thầm lặng làm những việc tốt. Trong ảnh: Ông Nguyễn Ngọc Đức hằng ngày vớt rác làm sạch kênh Chiến Lược (quận Bình Tân, TP HCM) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tiến sĩ tâm lý LÊ THỊ LINH TRANG (Học viện Cán bộ TP HCM):

Lấy cái tốt ngăn chặn cái xấu

Với tốc độ lan truyền nhanh của mạng xã hội, những câu chuyện gây sốc ngày càng nhận được sự chú ý, a dua trong khi có nhiều chuyện tốt mà hàng triệu người đang làm lại không mấy được quan tâm. Cần có những tiếng nói để mọi người thấy rằng những hiện tượng xấu chỉ mang tính cá biệt, chẳng hạn như trường hợp vì cứu người mà mang họa vào thân. Tất nhiên, trước các hiện tượng xấu, tiêu cực, chúng ta phải đấu tranh, lên án nhưng cần chọn cách phản ánh, lên án để xã hội tốt hơn. Muốn xây dựng xã hội hướng thiện, đánh bật những cái xấu, chúng ta phải tìm kiếm, quan tâm những câu chuyện hướng thiện bởi nhiều hơn, phổ biến, lợi thế hơn.

Xã hội thời nào cũng có nhiều mặt nhưng điều cốt yếu vẫn là bản chất con người. Một người được dạy dỗ đàng hoàng sẽ có tấm lòng từ bi nhưng cũng có thể có khuynh hướng trở thành người lừa đảo, đó là do bản chất mỗi người. Nếu trong cuộc sống cái gì cũng nghi ngờ, tính toán được mất, thì không thể giúp được ai.

Do đó, câu chuyện giúp người cuối cùng quay lại giá trị con người trong xã hội. Mình thuộc thể loại nào, kết bạn với ai, kể với con em chúng ta về ai, điều đó sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của chúng sau này. Cái gì tăng về lượng quá nhiều thì đến lúc nào đó sẽ chuyển hóa về chất, cả xấu và tốt. Mục tiêu của mỗi người chúng ta là đừng để cái xấu lan rộng. Trong xã hội hiện nay, số lượng về cái tốt vẫn lớn hơn nên ta phải lấy cái lớn hơn ngăn chặn cái xấu để cái xấu không lan ra phổ biến, thay đổi bản chất xã hội. Cụ thể, những người tốt trong xã hội cần mở rộng hoạt động của mình; giúp mọi người cảm nhận, chứng kiến và trải nghiệm những cái tốt nhiều hơn.

Nhân rộng niềm tin về tình người

Năm ngoái, bạn tôi từng gặp trường hợp trớ trêu. Hôm đó, trên đường đi làm về nhà, có một bà cụ vẫy tay xin đi nhờ. Khi chở bà cụ đến nơi, lúc bước xuống xe, do bất cẩn, bà ngã nhào, ngất xỉu. Nghe tiếng kêu, con cháu bà cụ chạy ra, chưa hỏi rõ đầu đuôi, liền quy cho bạn tôi gây tai nạn. Để tránh phiền phức, bạn tôi đành bỏ tiền bồi thường. Sau lần đó, bạn tôi luôn cảnh giác khi có người xin đi nhờ xe.

Tôi kể câu chuyện này nhằm nói rằng để con người có niềm tin vào nhau, để lòng tốt không trở thành quý hiếm. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước cần gương mẫu, trung thực trong lối sống, đạo đức, công việc, ứng xử với người dân. Gương người tốt, việc tốt, những hành động đẹp, luôn yêu thương, giúp đỡ đồng loại trong khó khăn, hoạn nạn cần được tuyên truyền rộng rãi và thường xuyên hơn để người dân hiểu rằng cuộc sống này vẫn còn nhiều người tốt, người tử tế, để niềm tin về tình người được nhân rộng.

Đỗ Tấn Ngọc

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 23-2

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo