xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đánh thuế tài sản từ 2 tỉ đồng: Cơ sở tính thuế chưa ổn

Thy Thơ - Di Lâm

Nếu thuế tài sản nhà ở cố định thuế suất đối với người sở hữu nhà có giá trị cao lẫn người có nhà giá trị thấp là không hợp lý

Tài sản (TS) nhà đất có giá trị từ 2 tỉ đồng trở lên mới phải đóng thuế. Đề xuất này - được đưa ra tại hội thảo về khả năng áp dụng và tác động của thuế TS ở Việt Nam do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức ngày 12-12 - đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Khó xác định giá trị nhà ở

Một thành viên của Cục Thuế TP HCM cho rằng việc xác định giá trị nhà để làm cơ sở tính thuế rất khó. Theo đó, để xác định giá trị nhà ở, cơ quan thuế căn cứ vào đơn giá đất, do chính quyền các tỉnh, TP công bố và đơn giá xây dựng nhà của Bộ Xây dựng.

Thế nhưng, cách tính này thường không chính xác vì không có yếu tố thị trường. Từ đó, nhiều căn nhà có giá thị trường 10 tỉ đồng nhưng khi cơ quan thuế căn cứ vào các mức giá đất do nhà nước ấn định thì giá trị của chúng chưa tới 2 tỉ đồng/căn. Với cơ sở này, cơ quan thuế sẽ tính ra lệ phí trước bạ đối với người mua nhà. Tuy nhiên, nếu cơ sở tính thuế TS nhà ở được tính như cách tính lệ phí trước bạ sẽ không phù hợp với thực tiễn vì không có yếu tố thị trường. Còn nếu cơ quan thuế căn cứ vào thị giá để làm cơ sở tính thuế nhà ở thì không chính xác và có thể thiếu công bằng. Bởi lẽ, giá nhà đất luôn biến động; thậm chí, trong cùng một con hẻm nhưng căn nhà đầu hẻm và cuối hẻm đã có sự chênh lệch về giá trị.

Như vậy, để xác định giá trị nhà ở có tính thị trường, chính xác và công bằng hay không thì hàng chục triệu căn nhà phải đưa ra định giá. Điều này gần như không khả thi.

Giải quyết vấn đề này, ông Đồng Minh Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Đại lý thuế DVL, đề xuất hằng năm, nhà nước công bố đơn giá đất, đơn giá trị xây dựng nhà gần sát với giá thị trường. Khi đó, cơ quan thuế sẽ áp dụng cách thức tính thuế giống như cách tính lệ phí trước bạ. Như vậy, việc xác định giá trị, tính thuế TS nhà ở sẽ gần như hợp lý và công bằng.

Đồng tình với đề xuất cách tính thuế này nhưng luật sư Nguyễn Đức Nghĩa (Công ty Luật TNHH Việt Tín Nghĩa) cho rằng việc tính thuế TS nhà ở cần căn cứ vào nhà đã có sổ hồng. Trường hợp nhà ở chưa có sổ hồng thì xác định giá trị tính thuế theo mục đích sử dụng đất. Cách này sẽ góp phần tạo công bằng xã hội và giảm thiểu tình trạng đầu cơ đất đai, nhà ở như hiện nay.

Do thuế TS nhà ở bao gồm giá trị đất và giá trị xây dựng nhà nên theo ông Nghĩa, đối tượng nộp thuế đất chỉ nên áp dụng ở các đô thị. Riêng đất ở khu vực nông thôn được sử dụng vào mục đích kinh doanh nghĩa trang thì cần phải thu thuế đất để bảo đảm công bằng về thuế như các hoạt động y tế, giáo dục nhằm mục tiêu thu lợi nhuận.

Đánh thuế tài sản từ 2 tỉ đồng: Cơ sở tính thuế chưa ổn - Ảnh 1.

Theo chuyên gia, việc xác định giá trị nhà để làm cơ sở tính thuế rất khó Ảnh: Hoàng Triều

Dễ bị hiểu sai, phản đối

Theo luật sư Nguyễn Đức Nghĩa, dự thảo Luật Thuế TS quy định thuế suất đối với nhà ở 0,4% là khá cao so với các nước ở khu vực châu Á. Do đó, Việt Nam nên áp dụng tính thuế TS nhà ở theo biểu lũy tiến từng phần với thuế suất từ 0,1% đến 0,5% để tạo sự công bằng về thuế. Bởi lẽ, nếu thuế TS nhà ở cố định thuế suất đối người sở hữu nhà có giá trị cao lẫn người có nhà giá trị thấp là không hợp lý.

"Mặt khác, để bảo đảm nguyên tắc điều chỉnh thuế đúng đối tượng, Bộ Tài chính nên "chốt" giá trị nhà ở ngưỡng 1 tỉ đồng, tức là phần giá trị cao hơn ngưỡng này là cơ sở để tính thuế" - ông Nghĩa đề xuất.

Còn theo ThS Nguyễn Thị Thu Trung, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Luật Thuế TS chỉ thực sự phát huy vai trò khi các điều, khoản, văn bản pháp quy hội tụ đủ cơ sở khoa học lẫn thực tiễn. Cơ quan chức năng cần quy định rõ đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế. Quy định này cần đồng bộ với Luật Đất đai về việc phân loại đất; phù hợp với quy định về xây dựng và nhà ở, phân loại nhà và công trình xây dựng trên đất.

"Đối tượng chịu thuế là những đối tượng có mức thu nhập như thế nào? Liệu việc đóng thuế TS hằng năm có phát sinh một khoản chi phí gây xáo trộn đời sống người đóng thuế?" - bà Trung băn khoăn.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Lê Đình Quý lưu ý nếu không được giải thích thấu đáo, người dân sẽ phản đối khi gánh thêm một loại thuế. Như nhiều quy định khác, Luật Thuế TS cũng cần được đặt trong tổng thể chính sách sao cho quy định không chồng chéo lẫn nhau. Luật cần quy định rõ ràng về mức tính thuế và cách thu thuế đối với từng trường hợp. Cơ quan chức năng phải giải thích rõ với người dân về điều kiện bị đánh thuế, điều kiện sử dụng nguồn thuế. Có như vậy, người dân mới ủng hộ, tuân thủ. 

Tránh đẩy gánh nặng thuế sang người nghèo

Bà Nguyễn Thu Hương, quản lý cấp cao tại tổ chức Oxfam Việt Nam, cho rằng cơ quan soạn thảo luật cần thận trọng, tránh để việc thu thuế tác động đến nhóm người yếu thế. Cơ quan ban hành và thực thi luật cần chú ý tránh tình trạng chuyển gánh nặng thuế từ người giàu sang người nghèo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo