xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Báo Người Lao Động - Dấu ấn 44 năm qua giải thưởng báo chí

DUY QUỐC

Các tác phẩm đoạt giải báo chí của Báo Người Lao Động phản ánh đa chiều cuộc sống, kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển TP HCM cũng như cả nước

Ở Giải Báo chí TP HCM lần thứ 37 năm 2018-2019 vừa tổ chức nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6), Báo Người Lao Động có 8 tác phẩm đoạt giải, nằm trong tốp 5 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm đoạt giải nhất. Hội Nhà báo TP HCM đánh giá trong những năm qua, Báo Người Lao Động là một trong những cơ quan báo chí đi đầu trong sáng tạo báo chí chất lượng cao, nhiều tác phẩm đoạt giải tạo được tiếng vang lớn.

Sát cánh cùng người lao động

Từ năm 1992, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu tăng mạnh. Doanh nghiệp FDI ồ ạt đầu tư vào ngành dệt may và giày da, kéo theo những phức tạp về lao động. Tình trạng nợ lương, xâm hại quyền lợi của người lao động (NLĐ) dẫn tới lãn công, đình công liên tục xảy ra.

Trong chức năng, nhiệm vụ của mình, Báo Người Lao Động tập trung phản ánh, kịp thời bảo vệ quyền lợi cho NLĐ cũng như định hướng tuân thủ pháp luật lao động cho các chủ đầu tư. Tác phẩm "Công ty Nike - Cái giá phải trả cho sự bất công đối với NLĐ" (Phan Thảo - Tiến Tường; đoạt giải khuyến khích Giải Báo chí quốc gia năm 1997) ra đời trong bối cảnh đó. Những bài học từ vụ việc ở Nike qua góc nhìn của tác phẩm này vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay. Trong các hội nghị của Tổ chức Lao động Thế giới về chống lao động cưỡng bức, những thiệt hại về kinh tế doanh nghiệp do vi phạm pháp luật lao động vẫn luôn được tổ chức này cảnh báo.

Báo Người Lao Động - Dấu ấn 44 năm qua giải thưởng báo chí - Ảnh 1.
Báo Người Lao Động - Dấu ấn 44 năm qua giải thưởng báo chí - Ảnh 2.

Các phóng viên Báo Người Lao Động tại lễ trao thưởng Giải Báo chí TP HCM lần thứ 37 năm 2018-2019 (ảnh trên) và phóng viên Phan Anh nhiều năm liền có tác phẩm đoạt giải Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tác phẩm trên cũng khởi đầu cho phong trào sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao của Báo Người Lao Động ở lĩnh vực lao động, việc làm. Nhờ bám sát thực tiễn đời sống - việc làm của NLĐ, báo tiếp tục có nhiều tác phẩm đoạt giải ở lĩnh vực này. Ở giải báo chí quốc gia hằng năm, tác phẩm "Chiến dịch 15 ngày giúp bạn bước vào thế giới việc làm" (Phước Vinh - Ngọc Mai) đoạt giải B năm 1999; tác phẩm "Vì sao chúng tôi không được đóng BHXH?" (Phan Thảo) đoạt giải C năm 2001; tác phẩm "Vi phạm về BHXH: Phải khởi kiện với tội danh sử dụng trái phép tài sản" đoạt giải khuyến khích năm 2003...

Ở các giải báo chí TP HCM, chỉ tính từ năm 1995-1996 đến nay, Báo Người Lao Động có trên 20 tác phẩm về lao động - việc làm được vinh danh với nhiều giải thưởng lớn. Trong đó, công trình tập thể "Quyền của người lao động" (Phan Thảo - Lệ Thủy - Vĩnh Tùng) đoạt giải A năm 2000-2001; tin - ảnh "Nhiều người lao động bị lừa" (Duy Quốc) đoạt giải A năm 2003-2004; tác phẩm "Tăng lương tối thiểu trong doanh nghiệp nước ngoài" (Lệ Thủy - Vĩnh Tùng - Phạm Hồ) đoạt giải B năm 2005-2006.

Ở các giải thưởng chuyên ngành, nổi bật có tác phẩm "Giảm lương hưu lao động nữ: Sốc" (Lệ Thủy - Vĩnh Tùng - Văn Duẩn - Hồng Đào - Cao Hường - Thanh Nga - Bạch Đằng - Phan Anh - Trường Hoàng) đoạt giải A Giải Báo chí viết về công nhân và Công đoàn năm 2018.

Nhìn thẳng sự thật, không ngại "đụng chạm"

Nhìn thẳng vào sự thật, kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, loại bỏ cái xấu, cái ác gắn với việc biểu dương, nhân rộng cái tốt là quan điểm xuyên suốt của Báo Người Lao Động. Sự dấn thân, bất chấp nguy hiểm của đội ngũ phóng viên đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị, tạo được tiếng vang đối với bạn đọc.

Một trong những tác phẩm ghi dấu ấn phải kể đến là "Thác loạn giữa trung tâm Sài Gòn" (Lê Phong - Sỹ Hưng - Diệp Khiết), đoạt giải nhì Giải Báo chí TP HCM năm 2017-2018. Để có tác phẩm này, các tác giả mất gần 2 tháng thâm nhập thực tế tại một số "động quỷ" ở trung tâm TP HCM. Những hình ảnh, thước phim mà phóng viên thâm nhập thực tế ghi lại được cho thấy ở ngay trung tâm TP HCM lại tồn tại chốn ăn chơi rất trụy lạc, có dấu hiệu cưỡng bức lao động, bóc lột mại dâm.

Sau khi tác phẩm này đăng tải và lan truyền rộng rãi, các sở - ngành, cơ quan chức năng vào cuộc chấn chỉnh, xử lý vi phạm. Lúc ấy, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu (nay đã qua đời) dẫn đầu đoàn lãnh đạo TP và các sở - ngành đã đến Báo Người Lao Động biểu dương, khen thưởng các tác giả. Có thể nói, hiếm khi nào một tác phẩm báo chí được lãnh đạo TP quan tâm, kịp thời động viên phóng viên thực hiện như thế. Điều đó cho thấy sự quyết tâm của chính quyền TP HCM trong việc đấu tranh với tệ nạn.

Nhiều tác phẩm khác đi sâu vào điều tra, chống tiêu cực của Báo Người Lao Động cũng được lãnh đạo TP HCM, Hội Nhà báo TP và các - sở ngành đánh giá rất cao. Đó là các tác phẩm: "Luật ngầm lòng đường, vỉa hè" (Lê Phong - Sỹ Hưng - Quốc Chiến - Phan Anh), đoạt giải nhì Giải Báo chí TP HCM năm 2016-2017; "Bí mật sau vỉa hè quận 1" (Phan Anh - Lê Phong - Gia Minh - Thành Đồng), giải nhì Giải Báo chí TP HCM năm 2017-2018; "Rắp tâm lấn chiếm bờ sông Sài Gòn" (Lê Phong - Gia Minh - Phan Anh), giải ba Giải Báo chí TP HCM năm 2018-2019.

Với "Rắp tâm lấn chiếm bờ sông Sài Gòn", giá trị mà tác phẩm này mang lại cho bạn đọc là dám nhìn thẳng vào sự thật, không ngại đụng chạm để góp sức cùng TP chấn chỉnh trật tự đô thị. Người dân không thể nào chấp nhận con sông xinh đẹp bị băm nát bởi 83 dự án, ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ, cảnh quan đô thị. Bốn kỳ báo đã điểm danh rõ các dự án này và sau khi đăng đã gây hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội. Ngay sau đó, UBND TP HCM đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thành lập đoàn kiểm tra các công trình lấn chiếm sông và xây dựng hẳn một đề án để vừa khai thác hiệu quả vừa bảo vệ sông Sài Gòn.

Vì thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân TP HCM ra sức xây dựng TP HCM thành một thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Nhiều chương trình đột phá được triển khai, các cấp - ngành tập trung thực hiện. Lãnh đạo TP HCM vận động toàn dân hiến kế, chung tay xây dựng và phát triển TP.

Đặc biệt, TP HCM đã và đang phát huy động mọi nguồn lực, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 54 của Quốc hội về Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM gắn với thực hiện Nghị quyết Ðại hội XII của Ðảng và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ TP lần thứ X; tạo nền tảng vững chắc để tiến tới xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng TP thông minh.

Cùng với các cơ quan báo chí, Báo Người Lao Động luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển TP HCM. Hầu hết các tác phẩm của báo đoạt giải cao là nhờ tập hợp được trí tuệ, đưa ra các góp ý, hiến kế có giá trị. Chỉ riêng Giải Báo chí TP HCM, trong 5 năm qua, Báo Người Lao Động luôn có tác phẩm đoạt giải cao ở mảng tuyên truyền quan trọng này. Điển hình là các tác phẩm: "TP HCM: 40 năm bừng sáng" (Dương Quang - Phan Anh - Thanh Nhân - Thái Phương - Sơn Nhung - Thùy Vinh) đoạt giải B năm 2014-2015; "Thành phố nghĩa tình" (Nguyễn Thị Hậu - Trần Trọng Thức - Hồng Đào - Phan Anh, Thanh Nga - Hồng Nhung) đoạt giải nhất năm 2015-2016; "Tạo sức bật cho 7 chương trình đột phá" (Thanh Nhân - TS Nguyễn Hữu Nguyên - TS Phạm Sanh - chuyên gia Trần Anh Tuấn) đoạt giải nhì năm 2016-2017...

Ở Giải Báo chí TP HCM 2018-2019 vừa được trao, công trình tập thể "Hướng tới đô thị thông minh" (Dương Anh Đức, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM - TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn - Phan Anh - Trường Hoàng - Huỳnh Hiếu) vinh dự được trao giải B. 

22 năm, 178 tác phẩm đoạt giải báo chí

22 năm qua, tính từ năm 1997, Báo Người Lao Động đã đoạt được 178 giải báo chí các cấp. Trong đó, 7 tác phẩm đoạt Giải Báo chí quốc gia, 100 tác phẩm đoạt Giải Báo chí TP HCM và 71 tác phẩm đoạt các giải báo chí khác.

Ngoài 2 giải chính thống là Giải Báo chí quốc gia (do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức) và Giải Báo chí TP HCM (do Hội Nhà báo TP tổ chức), những năm qua, các cấp hội phối hợp với các cơ quan trung ương, bộ, ngành, địa phương cũng tổ chức nhiều giải báo chí. Các giải thưởng được duy trì thường xuyên như: Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng; Ban Tổ chức trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam); Giải Báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí" (Hội Nhà báo Việt Nam). Tại TP HCM, các giải báo chí viết về văn hóa nghệ thuật, du lịch, nhân tố mới... do Hội Nhà báo TP phát động, phối hợp tổ chức cũng luôn thu hút sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí.

Báo Người Lao Động luôn tích cực tham gia các giải báo chí này, với 71 tác phẩm được tuyên dương như đã nêu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo