xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đầu năm, gặp 2 “dị nhân” lo chuyện bao đồng

THỐT NỐT

(NLĐO) - Ông Liêm và ông Mẫn được ví như những người lo chuyện bao đồng vì hỡi nghe đâu đó có ai bị bệnh hiểm nghèo hoặc khi qua đời không tiền chôn cất thì đi gõ cửa từng nhà vận động giúp đỡ.

Ngày đầu năm mới, tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ bên dòng kênh xáng Chắc Băng, ông Ngô Thanh Liêm (69 tuổi; ngụ khu phố Vĩnh Phước 2, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) bồi hồi nhớ lại cách nay gần 20 năm khi gia đình ông chuyên sống bằng nghề may quần áo.

Nghĩa tử là nghĩa tận


Đầu năm, gặp 2 “dị nhân” lo chuyện bao đồng - Ảnh 1.

Ông Liêm luôn vui vẻ khi nhắc lại những kỷ niệm trong thời gian làm từ thiện ở địa phương


Thời điểm đó, hễ bắt gặp đâu đó những mảnh đời bi đát từ khi còn sống cho đến lúc qua đời thì ông Liêm cảm thấy xót thương về kiếp người nên phát tâm làm thiện nguyện. Bước đầu, ông Liêm cùng Hội Chữ thập đỏ thị trấn Vĩnh Thuận vận động Hội Tương tế người Hoa, bà con tiểu thương, người khá giả mua quan tài loại tốt cho những người đã khuất và hỗ trợ người nghèo gặp tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay mắc bệnh hiểm nghèo để họ có chi phí điều trị.

Đầu năm, gặp 2 “dị nhân” lo chuyện bao đồng - Ảnh 2.

Ông Liêm đứng trước ngôi chùa của người Hoa cũng là nơi tẩm liệm những người không may xấu số

"Trước đây, bình quân mỗi năm tôi phối hợp với các tổ chức từ thiện lo hậu sự từ 20-25 trường hợp. Mỗi trường hợp như thế có tổng chi phí không dưới 10 triệu đồng từ việc mua áo quan cho đến tiền thuê che rạp, trà, bánh và mai táng. Nghĩa tử là nghĩa tận nên chúng tôi làm việc bất kể thời gian nào trong ngày khi có người cần đến. Đối với những trường hợp ở xa đến đây sống lang thang cơ nhỡ thì chúng tôi ghi chép rất kỹ để sau này con cháu hoặc thân nhân của họ có thể tìm nhận lại hài cốt một cách dễ dàng"- ông Liêm giải thích.

Đầu năm, gặp 2 “dị nhân” lo chuyện bao đồng - Ảnh 3.

Những bằng khen là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn để ông Liêm tiếp tục "lo chuyện bao đồng".

Ông Liêm cho rằng trong thời gian làm công tác thiện nguyện thì ông nhớ nhất là lần đầu tiên giúp một phụ nữ mưu sinh bằng nghề chèo đò ở địa phương.

Lúc đó, khi bà ấy mất đi nhưng không có người thân bên cạnh nên ông Liêm phải đứng ra vận động bà con hỗ trợ tiền mua áo quan, che rạp làm đám ngay tại bến đò rồi đưa đi hỏa táng.

Ngoài ra, nỗi ám ảnh và chua xót nhất đối với ông Liêm là khi lo hậu sự cho người đàn ông gần 70 tuổi sống bằng nghề bán vé số dạo khi ông này nằm chết dưới gầm cầm trong tình trạng kiến bu đầy người. Khi đó, ông Liêm động viên anh em trong hội đưa thi thể cụ già xấu số này đi tắm rửa sạch sẽ trước khi tẩm liệm. Điều đáng quý hơn là các vị sư đã chấp thuận cho đưa quan tài của người đàn ông này vào chùa hỏa táng đúng vào ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.

Hiến đất làm "nhà" cho người đã khuất

Ngày đầu năm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, chúng tôi tìm gặp lại "dị nhân" vùng Bảy Núi (An Giang) Nguyễn Duy Mẫn (82 tuổi; ngụ xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Cụ ông này làm một việc chẳng giống ai là đi tìm nhặt thi thể những người tự tử từ trên núi Cấm xuống rồi hiến cả ngàn m2 đất vườn để làm "nhà" cho những người đã khuất.

Đầu năm, gặp 2 “dị nhân” lo chuyện bao đồng - Ảnh 4.

Ông Mẫn vẫn cần mẫn lo cho người nghèo, người sống lang thang cơ nhỡ có "mái nhà" khi đã khuất

Mặc dù đang bộn bề công việc đầu năm nhưng khi hay tin chúng tôi tìm đến, ông Mẫn nhanh nhẹn pha trà mời khách rồi kể lại những tháng ngày gian truân trên bước đường mưu sinh của cuộc đời mình. Cũng trên bước đường mưu sinh đó, ông Mẫn đã đôi lần cảm thấy xót xa khi chứng kiến nhiều người qua đời chỉ được chôn cất sơ sài bên bờ kênh hay mé hầm ẩm thấp.

"Tôi được sinh ra và lớn lên ở vùng đất Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến năm 1975 thì tôi cùng gia đình xuôi về tỉnh Hậu Giang (nay là TP Cần Thơ) sống theo chương trình di dân của nhà nước. Ở vùng đất mới, hằng ngày tôi đi bán kem, bán bánh mì để kiếm sống qua ngày.

Bốn năm vất vả mưu sinh ở đây thì cũng ngần ấy thời gian bản thân tôi chứng kiến cảnh những người vô gia cư hoặc sống tạm bợ như mình nên khi họ mất đi thì không có nơi chôn cất đàng hoàng. Tôi đã bật khóc khi thấy một ngôi mộ mới được hình thành từ mùa lũ năm trước thì năm sau quay lại đã biến mất. Từ đó, tôi tự nghĩ nếu sau này làm ăn khá giả sẽ mua đất tốt, cao ráo để đón những mảnh đời bất hạnh này về "mái nhà" chung", ông Mẫn xúc động nhớ lại.

Đầu năm, gặp 2 “dị nhân” lo chuyện bao đồng - Ảnh 5.

Dù tuổi đã cao nhưng ông Mẫn vẫn lao động để rèn luyện sức khỏe

Đến năm 1979, sau khi chia tay vùng đất Hậu Giang, gia đình ông Mẫn khăn gói đến vùng Bảy Núi để lập nghiệp. Tuy nhiên, phải mất gần 15 năm làm lụng vất vả trên vùng đất núi này thì cuộc sống của gia đình ông Mẫn mới ổn định. Có được ít vốn, ông Mẫn mở tiệm tạp hóa cho vợ kinh doanh; còn ông chuyên tâm đầu tư vào đất rừng và làm rẫy để có thêm thu nhập.

Đầu năm, gặp 2 “dị nhân” lo chuyện bao đồng - Ảnh 6.

Đàn hươu của ông Mẫn hiện đang phát triển tốt, với 15 con

"Cách nay khoảng 10 năm, tôi quyết định hiến 4 công đất vườn dưới chân núi Bà Đội Ôm (xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên) để làm "nhà" cho những người sống lang thang, cơ nhỡ nhưng không may qua đời nơi xứ lạ. Lý do là vì vào thời điểm đó, dưới chân núi Cấm có rất nhiều người rơi vào cảnh "sống không nhà, chết không mồ". Hiện nay, nghĩa trang của tôi đã được lấp đầy với hơn 100 ngôi mộ"- ông Mẫn chia sẻ.

Ông Mẫn cho biết sau khi phần đất của ông được lấp đầy bởi những ngôi mộ của người vô gia cư và dân nghèo ở địa phương thì Hội Chữ thập đỏ xã An Hảo do ông làm chủ tịch đã phối hợp với chùa Bửu Sơn mua thêm đất với tổng diện tích 1,3 ha để làm thêm nghĩa trang mới. sau 6 năm đưa vào hoạt động, nghĩa trang mới này cũng đã tiếp nhận hơn 200 trường hợp vào đây chôn cất.

"Hiện nay, tôi có trang trại nuôi hươu với tổng đàn là 15 con con để cho sinh sản và lấy nhung. Số tiền có được từ nuôi hươu giúp tôi có thêm nguồn kinh phí làm các việc từ thiện như hỗ trợ học sinh đến trường, phát quà cho dân nghèo ở địa phương... Riêng những trường hợp dân nghèo không tiền mai táng cho người thân qua đời hoặc không đất chôn cất đều được hỗ trợ"- ông Mẫn chia sẻ.

Vận động hiến máu cứu người

Ông Võ Thanh Xuân, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Thuận, nhận xét: “Ông Liêm lớn tuổi nên gia đình khuyên nghỉ ngơi nhưng địa phương thấy chú còn nhiệt tình nên vận động ở lại đóng góp cho công tác an xinh xã hội, hỗ trợ người nghèo. Không chỉ lo áo quan cho những cảnh đời cơ nhỡ và người nghèo, ông ấy còn làm tốt công tác vận động hiến máu tình nguyện, vận động tặng quà cho người nghèo vào các dịp lễ, Tết…Các hoạt động, phong trào nào có ông Liêm tham gia là đạt kết quả”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo