xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giới trẻ quá thừa... thời gian: Khơi dậy tiềm năng của giới trẻ

Phạm Hồ

Đừng vội trách mà hãy khơi dậy những tiềm năng của giới trẻ để họ hoàn thiện bản thân, cống hiến ngày càng nhiều cho cộng đồng, xã hội

Sau khi đăng loạt bài “Giới trẻ quá thừa... thời gian”, Báo Người Lao Động đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc. Bên cạnh không ít ý kiến trách cứ, rất nhiều người cho rằng một bộ phận giới trẻ tuy dễ dãi trong cuộc sống nhưng nếu được định hướng tốt sẽ trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

Hãy là người dẫn đường

Không thể chối bỏ thực trạng đáng buồn là nhiều bạn trẻ chỉ biết ăn bám gia đình, thờ ơ với xã hội, luôn lao vào những chuyện vô bổ. Quen sống trong gia đình được chăm lo mọi thứ nên khi bước ra đời, nhiều người chưa thể tự lo cho bản thân, nói gì giúp đỡ kẻ khác.

Theo ông Ngô Hùng, giám đốc tài chính một doanh nghiệp tư nhân, có rất nhiều thanh niên lười lao động. Nếu siêng năng, có ý thức lao động thì ai cũng sẽ cố tìm cho mình một việc làm để nuôi sống bản thân, dù không phù hợp lắm với chuyên môn, nghiệp vụ.

“Hàng triệu thanh niên nông thôn tuy không có trình độ học vấn cao nhưng họ vẫn cố gắng học hỏi để làm công nhân trong các công ty, xí nghiệp nhằm tạo dựng cuộc sống riêng, không bám víu vào gia đình. Thậm chí, nhiều người không may mắn bị khuyết tật vẫn nỗ lực để tìm một công việc phù hợp. Cuộc sống vốn công bằng, nếu anh không tôn trọng bản thân thì người khác sẽ chẳng thể tôn trọng anh được” - ông Hùng nhìn nhận.

Nhiều bạn đọc cho rằng nhìn vào thực trạng rồi trách cứ một bộ phận giới trẻ thì quá dễ. Họ mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, rất cần được hướng dẫn để thành người có ích. Điều quan trọng là cha mẹ, cơ quan chức năng, thầy cô giáo... phải là những người hướng dẫn họ vào đời.

“Tôi tin rằng những người trẻ lười biếng, sống bám gia đình chỉ là số nhỏ. Những thanh niên sống “vô bổ” cần được tạo điều kiện, đào tạo để có nghề nghiệp ổn định. Qua thời gian, những thanh niên này sẽ có trách nhiệm với bản thân bởi không ai cứ ngơ ngác mãi với cuộc sống trong khi bản thân không được sự tôn trọng của người khác” - bạn đọc Nguyễn Thế Dân phân tích.

 

Nhiều người trẻ có việc làm ổn định và biết dành thời gian để làm công tác xã hộiẢnh: Hoàng Triều
Nhiều người trẻ có việc làm ổn định và biết dành thời gian để làm công tác xã hộiẢnh: Hoàng Triều

 

Tạo việc làm cho thanh niên

Dù muốn hay không, trong vấn đề này cũng phải nhìn nhận lại trách nhiệm của xã hội trong việc tạo công ăn việc làm cho thanh niên. Ai cũng dễ dàng nói rằng đại học không phải là con đường duy nhất vào đời nhưng hiện nay, nếu không học đại học để có cái nghề thì thanh niên tìm việc sẽ khó khăn vô cùng!

Bạn đọc Hoàng Phúc bày tỏ: “Tôi tốt nghiệp cao đẳng ngành trang trí nội thất. Sau 5 tháng tìm việc vất vả, tôi đành xin vào làm ở một công ty bán hàng qua mạng. Ngoài khoản lương cứng ít ỏi, thu nhập của tôi chủ yếu dựa vào doanh số bán hàng. Thu nhập bình quân mỗi tháng của tôi khoảng hơn 2 triệu đồng, không đủ để trang trải cuộc sống. Sau 4 tháng, tôi chuyển sang làm tiếp viên của một quán cà phê, thu nhập cũng không khá hơn. Rồi tôi bị đuổi việc vì tính lộn tiền của khách. Sau 5 tháng “ngồi đồng” ở quán cà phê bằng tiền anh trai cho, tôi đã đăng ký đi xuất khẩu lao động. Ngoài làm công nhân, cơ hội tìm được việc để trang trải cuộc sống của những thanh niên như tôi quá ít”.

Bao nhiêu thanh niên từ các tỉnh cũng thế, nếu không tiếp tục học đại học thì phải ở quê làm ruộng hoặc xin vào làm công nhân ở các thành phố với mức thu nhập bèo bọt. Vấn đề đặt ra là phải tạo được nguồn việc làm ổn định, cơ cấu nghề phong phú để thanh niên có nhiều lựa chọn phù hợp với khả năng.

“Ngay cả thanh niên tốt nghiệp đại học cũng không dễ gì tìm được việc làm ổn định, đúng nghề. Họ phải mất nhiều năm lăn lộn ở thành thị. Không ít người trong số họ chính là những thanh niên mà loạt bài viết trên Báo Người Lao Động đã đề cập. Muốn giới trẻ không phung phí thời gian thì trước hết hãy tạo việc làm, để họ có nơi sử dụng thời gian của mình” - bạn đọc Trần Thanh đề nghị.

 

Đừng tạo tâm lý ỷ lại

Trong hàng trăm ý kiến của bạn đọc qua loạt bài “Giới trẻ quá thừa... thời gian”, rất nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do gia đình đã tạo tâm lý ỷ lại cho con cái. Một số gia đình giàu có sẵn sàng “bao bọc” con cái dù họ đã lớn, không hề lo ngại con mình lâu dần sẽ trở thành người vô tích sự.

“Rất nhiều gia đình ở các nước tiên tiến luôn tạo điều kiện để con cái tự lập. Sau khi chỉ để lại một phần rất nhỏ tài sản của mình cho con, tỉ phú Bill Gates từng tuyên bố: “Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ bản thân mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội”. Đây là bài học cho bất cứ gia đình nào muốn con mình trưởng thành” - bạn đọc Lê Lâm dẫn chứng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo