xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giúp trẻ tránh nguy cơ bị bạo lực gia đình

Di Lâm

Không chỉ giúp nạn nhân mà cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải là nơi nương tựa của những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình, đặc biệt là trẻ em

Tại hội thảo góp ý cho dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi), do Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức mới đây, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho thấy giai đoạn 2009-2021, cả nước phát hiện 324.614 vụ bạo lực gia đình.

Những con số thương tâm

Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu gia đình và giới thực hiện chỉ rõ 69% trẻ em (tham gia nghiên cứu) từng chịu cảnh cha, mẹ xử phạt bằng cách đánh, đấm, đạp, tát...; 31,6% phụ huynh thừa nhận họ phạt con bằng hình thức bạo lực.

Nghiêm trọng hơn, trẻ em là nhóm nguy cơ cao trở thành nạn nhân vụ án xâm hại tình dục. Trong tổng số nạn nhân trẻ em, có tới 21,3% bị người thân xâm hại. Năm 2021, các địa phương góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư 3.357 trường hợp có hành vi bạo lực gia đình; tạm giữ và xử phạt hành chính 707 đối tượng. Cơ quan pháp luật chỉ xử lý hình sự 80 trường hợp phạm tội về bạo lực gia đình.

Giúp trẻ tránh nguy cơ bị bạo lực gia đình - Ảnh 1.

Thực nghiệm hiện trường vụ bé gái 5 tuổi bị cha ném xuống sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Từ số liệu thực tế, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nhìn nhận nhiều biện pháp xử lý vi phạm bạo lực gia đình chưa bảo đảm tính răn đe. Cụ thể, biện pháp cấm tiếp xúc chưa thực sự bảo vệ nạn nhân. Áp dụng biện pháp này, nạn nhân phải ra khỏi nhà trong khi đa phần họ thuộc nhóm yếu thế (trẻ em, phụ nữ...). Nạn nhân có nguy cơ chịu bạo lực kép từ gia đình và xã hội khi ra khỏi nhà.

Nhiều ý kiến cho rằng Luật Phòng chống bạo lực gia đình hiện hành thiếu tính thực tiễn chính là nguyên nhân cốt yếu khiến bạo lực gia đình ngày một trầm trọng, phức tạp. Đơn cử, luật chưa làm rõ trách nhiệm xác minh, xử lý tin báo dù đây là bước quan trọng ảnh hưởng đến tính kịp thời, hiệu quả ngăn chặn, xử lý bạo lực gia đình. Pháp luật hiện chưa nhắc đến đường dây "nóng" quốc gia phòng chống bạo lực gia đình, vai trò điều phối khi phối hợp phòng chống bạo lực gia đình...

Phải xem tố giác là nghĩa vụ

Thời gian qua, dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) thu hút nhiều ý kiến xây dựng; nổi bật là những vấn đề tác động đến trẻ em.

Góp ý cho dự án luật, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP HCM, nhấn mạnh dự án luật nên đề cập chi tiết đến trách nhiệm bảo vệ nạn nhân; bảo vệ trực tiếp người tham gia phòng chống bạo lực gia đình cũng như người báo tin, tố giác; trách nhiệm cá nhân, tổ chức suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Quan tâm đến phương án trợ giúp, thượng tá Lê Mạnh Hà nói về một trường hợp người mẹ thường xuyên đánh đập con vì ghét chồng. Ở gia đình, người mẹ đó gánh trách nhiệm nuôi hai con. "Nếu muốn xử lý người mẹ thì pháp luật nên trợ giúp cả đứa trẻ không bị bạo lực, song song với hỗ trợ đứa trẻ bị bạo lực" - thượng tá Lê Mạnh Hà nói.

Từ đó, ông Lê Mạnh Hà lưu ý dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) cần đưa "trẻ em bị ảnh hưởng" vào nhóm đối tượng được trợ giúp. Nghĩa là không chỉ hỗ trợ người bị bạo lực mà cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình còn là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình. Ngoài ra, cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm điều luật nhận con nuôi đối với trẻ bị cha, mẹ bạo hành (khi không có người thân bảo trợ, nuôi dưỡng).

Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP HCM, nhấn mạnh dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) có thể bổ sung khái niệm "vô cảm" (không báo tin, không ngăn chặn) vào nhóm những hành vi bị cấm.

Ở vụ việc cháu bé 3 tuổi tử vong vì mẹ ruột cùng cha dượng bạo hành xảy ra ở TP Hà Nội, pháp luật xử tội thích đáng người phạm tội. Tuy nhiên, nếu những người xung quanh không chỉ góp ý với người mẹ mà báo tin ngay với cơ quan chức năng, tìm thêm bằng chứng buộc tội thì việc đau lòng có lẽ đã không xảy ra.

Theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (cơ quan chủ trì soạn thảo), pháp luật cần cấu trúc lại quy trình báo tin, xử lý tin báo cũng như xác minh, phân loại, giải quyết vụ việc bạo lực gia đình; trong đó, quan tâm hơn đến nhóm dễ tổn thương như: trẻ em, người khuyết tật...

Liên quan đến vấn đề trên, đại diện VKSND TP HCM thấy rằng dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) quy định rõ mọi cá nhân khi phát hiện hành vi có dấu hiệu bạo lực gia đình, có khả năng báo tin thì phải thực hiện báo tin, tố giác.

Có biện pháp ngăn chặn bạo lực tái diễn

Ông Trần Việt Thái - Trưởng Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Sở Tư pháp TP HCM - trăn trở về việc hòa giải sau khi người có hành vi bạo lực gia đình chịu chế tài như pháp luật quy định nhưng mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình chưa thể hóa giải.

Đối với tình huống như vậy, ông Trần Việt Thái đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc đến những phương tiện, biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn bạo lực tái diễn cũng như phòng tránh tình trạng xung đột có thể tiếp tục xảy ra.

Ngoài ra, ông Trần Việt Thái cho rằng cần giao thêm nhiệm vụ tiếp nhận tin báo hoặc tố giác bạo lực gia đình cho tổ hòa giải cơ sở, hòa giải viên để nâng cao vai trò của hòa giải viên cơ sở ở cộng đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo