xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Họp nhiều, vì sao?

Trường Hoàng - Phan Anh

Nhiều lãnh đạo từ cấp sở - ngành đến phường - xã một tuần có khi cả 6 ngày đều họp, thậm chí mỗi ngày dự 3-4 cuộc họp

Nói về nguyên nhân có quá nhiều cuộc họp, ông Đỗ Duy Thụy - Chủ tịch UBND phường Bình Khánh, quận 2, TP HCM - phân tích có thể phân thành 3 dạng: họp góp ý, họp triển khai nhiệm vụ và họp thảo luận thông qua tập thể.

Không chọn lọc nội dung, thành phần tham dự

"Họp để triển khai nhiệm vụ như công tác tuần, tháng, năm…, theo tôi, là dạng họp không cần thiết. TP đã triển khai rồi, các phòng, ban tham mưu, lãnh đạo quyết. Nếu trong quá trình triển khai có vướng mắc, khó khăn thì trao đổi trực tiếp, không cần phải tổ chức cuộc họp" - ông Thụy nêu ý kiến.

Đối với dạng họp góp ý (dự thảo, kế hoạch, chương trình công tác…) và thảo luận, ông Thụy cho rằng hiện có tình trạng đến khi họp mới gửi tài liệu nên chất lượng cuộc họp không có, gây mất thời gian, phải tổ chức nhiều lần mà vẫn không kết luận được. Nếu gửi trước tài liệu đến các đại biểu, đề nghị họ phản hồi ý kiến qua mail, sau đó tổng hợp thì khi vào họp, lãnh đạo sẽ quyết trên cơ sở các ý kiến đã gửi về. Trường hợp có ý kiến trái chiều, đề nghị tác giả giải trình, người chủ trì cuộc họp quyết luôn, như vậy sẽ giảm bớt được một số cuộc họp không cần thiết.

"Họp nhiều cũng một phần do việc gì các đơn vị cũng tổ chức sơ kết, tổng kết mà không chọn lọc nội dung. Ví dụ, sơ kết về giải tỏa trật tự lòng lề đường là cần thiết nhưng nếu các đơn vị chỉ lên báo cáo thành tích thì không ổn. Cái cần sơ kết là cách làm hay, hiến kế nhân rộng mô hình… Ngoài ra, việc dự không đúng thành phần cũng góp phần vào việc họp nhiều mà không đạt kết quả" - ông Thụy phân tích.

Họp nhiều, vì sao? - Ảnh 1.

Những cuộc họp hiệu quả sẽ giúp đưa ra định hướng, giải pháp phù hợp, giải quyết tốt công việc Ảnh: Phan Anh

Thiếu quyết đoán, sợ trách nhiệm

TS Diệp Văn Sơn, chuyên gia cải cách hành chính, cho rằng vấn đề nằm ở chỗ cơ chế vận hành của nền hành chính còn nhiều khiếm khuyết, bất cập. Nhiều lãnh đạo bộ, ngành, địa phương thường than phiền tăng bao nhiêu thứ trưởng, phó chủ tịch, phó giám đốc sở cũng không đủ người đi dự các cuộc họp!

Nguyên nhân họp nhiều, theo TS Diệp Văn Sơn, chính là: Thứ nhất, phân công, phân cấp không rõ ràng. Nhiều cuộc họp sẽ được giảm thiểu nếu giao quyền tự chủ cho các sở, phân cấp cho quận - huyện, nâng cao trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan này.

Thứ hai, việc phân định chức năng giữa các cơ quan chưa rõ ràng, chồng chéo, nhiều cơ quan tổ chức tham gia cùng một việc nhưng không có người chịu trách nhiệm chính, nên phải họp để thống nhất từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, đòi hỏi có mặt đủ thành phần.

Thứ ba, cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý chưa được thể chế hóa. Có những việc phải tiến hành 5-6 cuộc họp. Thứ tư, chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách chưa được làm rõ. Thứ năm, phân cấp trung ương - địa phương chưa rõ, chưa được thể chế hóa, chế độ hóa và ngay giữa 3 cấp ở địa phương cũng vậy. Thứ sáu, chưa xóa bỏ được tư duy bao cấp trong quản lý, cái gì nhà nước cũng ôm, cái gì cũng xin - cho.

Cuối cùng, vấn đề năng lực, thiếu tính quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm... nên kéo tập thể vào, sinh ra họp hành.

Hãy ở vị trí người dân!

Đọc bài "Nghe họp là ngán!" trên Báo Người Lao Động, tôi thật sự cảm thông cho cán bộ lãnh đạo ở TP HCM. Các anh chị cũng chẳng sung sướng gì khi phải họp nhiều.

Dẫu là vậy, cũng xin hãy đứng ở vị trí người dân. Khi quý vị đang bận họp thì người dân như ngồi trên đống lửa, chờ quý vị về giải quyết công việc cho họ.

Ví dụ, một người phát hiện ra một vị trí tuyển dụng và có thể "thắng chắc" nhưng thời gian nộp hồ sơ chỉ còn đúng trong ngày. Khi lên phường - xã nhờ xác nhận bản lý lịch, người đó nghe câu trả lời: "Lãnh đạo đi họp hết rồi" thì không bức xúc mới lạ. Câu chuyện lùm xùm liên quan đến giấy chứng tử ở Hà Nội có nguyên nhân cũng từ "bận họp" mà ra.

Vậy cái sự họp triền miên của các cấp chính quyền xuất phát từ nguyên nhân nào? Có người giải thích do việc nhiều nên phải họp giải quyết. Rồi họp để đôn đốc, chấn chỉnh cấp dưới; họp để tìm nguyên nhân trì trệ của một số sự vụ… Những giải thích này đều có lý nhưng dư luận không thể không hoài nghi. Đó là quận - huyện không dám quyết nên mới nhờ đến sở - ngành vào cuộc cùng quyết. Đó là phường - xã sợ trách nhiệm nên nhờ quận - huyện… Thậm chí, có cả vấn đề tiêu cực, bảo bận họp để gây khó. Việc này xuất hiện nhiều ở lĩnh vực liên quan đến thủ tục đất đai. Không ít người than phiền nếu tự đi chuyển mục đích sử dụng đất, sang tên sổ đỏ, sổ hồng, họ luôn nghe điệp khúc: "Hẹn - bận họp". Oái oăm là khi bỏ tiền nhờ "cò", thủ tục lại chạy "vèo vèo". Nói vậy để thấy cái lý bận họp đôi khi rất gần với nhũng nhiễu và hạch sách.

M.Anh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo