xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

KÊNH, RẠCH TP HCM KÊU CỨU (*): Những giải pháp sát sườn

LÊ PHONG ghi

Các chuyên gia trong và ngoài nước đã gửi hàng loạt ý kiến đóng góp đến Báo Người Lao Động để hiến kế cứu kênh, rạch ở TP HCM

KÊNH, RẠCH TP HCM KÊU CỨU (*): Những giải pháp sát sườn - Ảnh 1.

Kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP HCM hiện đang ngập ngụa rác dù cơ quan chức năng liên tục vớt. Ảnh: LÊ PHONG

Tiến sĩ VŨ NGỌC LONG - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sinh thái học Việt Nam:

KÊNH, RẠCH TP HCM KÊU CỨU (*): Những giải pháp sát sườn - Ảnh 2.

Nếu được thì hãy trả lại hiện trạng ban đầu

Nếu chậm trễ trong việc khôi phục công năng ban đầu của hệ thống kênh, rạch TP HCM thì dự báo từ 10 đến 20 năm, TP sẽ phải gánh chịu tác động khủng khiếp của biến đổi khí hậu, chất lượng sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Hãy nhớ hiện tại, chúng ta đang hướng TP HCM trở thành đô thị hiện đại, văn minh nhưng phải bảo đảm tính bền vững. Những năm gần đây mới chỉ có một chút thay đổi về khí hậu mà người dân TP đã cảm nhận được sự "đỏng đảnh" của thời tiết.

Trước đây, TP dự tính lắp cống ngầm cho các con kênh để làm cho đô thị sạch hơn. Giải pháp này chỉ giúp giải quyết vấn nạn xả rác xuống kênh nhưng hệ lụy của nó là sẽ giết chết hệ sinh thái, gia tăng hơn tình trạng ô nhiễm. Lý do là hệ thống kênh, rạch tự nhiên sẽ vận hành theo cơ chế thủy triều nên sẽ tự điều tiết, xử lý mức độ ô nhiễm của nguồn nước trong kênh, rạch. Hệ thống kênh, rạch ngày xưa của TP có thể nói khá hoàn chỉnh để giải quyết các chức năng cân bằng môi trường sinh thái, chống ngập nước, giao thông thủy… Hệ thống kênh, rạch hiện hữu của TP nằm giữa 4 con sông lớn (Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) và kết nối, liên thông với các con sông này tạo thành một vòng tuần hoàn tự nhiên của con nước (thu nước đổ ra sông, sông đổ ra biển). Nếu phá vỡ vòng tuần hoàn này, tình trạng ngập nước, ô nhiễm môi trường tất yếu sẽ xảy ra.

Do vậy, TP cần sớm khôi phục công năng ban đầu của hệ thống kênh, rạch (hiện nay có không ít kênh, rạch đã bị san lấp, lấn chiếm) vì nếu chậm trễ thì chừng 20 năm nữa, TP sẽ phải gánh chịu tác động rất khủng khiếp của biến đổi khí hậu.

Hiện tại, TP đã cải tạo bước đầu được một số hệ thống kênh, rạch như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm; đã và đang trả lại con kênh hở Hàng Bàng sau khi bị lấp làm cống hộp. Ngoài ra, cần tăng cường trồng thêm cây xanh, thảm cỏ hai bên bờ kênh, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Ông LÊ VĂN THÀNH, nguyên Trưởng Phòng Văn hóa - Xã hội Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM:

KÊNH, RẠCH TP HCM KÊU CỨU (*): Những giải pháp sát sườn - Ảnh 3.

Không khoan nhượng với vi phạm

Để xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm kênh, rạch tại TP HCM phải mất nhiều thời gian và công sức. Giải pháp trước mắt là thực hiện hài hòa lợi ích nhà nước và người dân. Theo đó, đối với trường hợp nhà đã lấn chiếm cần khảo sát, đưa ra chỉ giới xây dựng để xác định phần người dân được phép sử dụng, phần phải giải tỏa để cải tạo hệ thống kênh, rạch giúp thoát nước.

Đối với tình trạng xả rác ở các hố ga và kênh, rạch, tôi thấy trong thời gian qua việc xử phạt cũng còn nhẹ. Vì vậy sắp tới đây, chính quyền TP cần phải xử phạt vi phạm này quyết liệt hơn, nặng hơn, có như vậy mới đủ sức răn đe, không dám tái phạm cũng như vi phạm.

Nhà báo MURAYAMA (Nhật Bản):

KÊNH, RẠCH TP HCM KÊU CỨU (*): Những giải pháp sát sườn - Ảnh 4.

Cá phải sống được trong lòng cống

Với đô thị như TP HCM, cần phải sớm khôi phục các hệ thống kênh rạch, bởi nếu không có sự điều hòa từ hơi nước, TP sẽ rất ngột ngạt, chất lượng sống sẽ bị ảnh hưởng.

Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy do áp lực phát triển hạ tầng nên bắt buộc phải thiết kế những hệ thống kênh, rạch nằm sâu phía dưới. Tuy nhiên, sự điều hòa vẫn bảo đảm. Phía trên là những hàng cây hút nước để lọc không khí. Tại Nhật Bản, bạn dễ bắt gặp hình ảnh ở những cống nước có cá koi bơi tung tăng. Để làm được điều này, tất cả người dân từ nhỏ đã được giáo dục muốn sống khỏe, làm việc tốt phải làm cho môi trường trong lành. Về cá nhân mỗi gia đình phải có hệ thống xử lý nguồn nước sinh hoạt trước khi thải ra môi trường công cộng.

Một phó chủ tịch UBND quận phụ trách đô thị (đề nghị giấu tên) cho rằng việc phạt nguội hành vi xả rác xuống kênh, rạch chưa được hướng dẫn cụ thể nên nhiều địa phương còn lúng túng trong xử lý.


Năm 2025 hoàn thành chỉnh trang đô thị

Sở Xây dựng TP HCM cho biết từ nay đến năm 2020 sẽ chỉnh trang 57 tuyến kênh, rạch để cải tạo môi trường. Như vậy, sẽ tác động 22.000 căn nhà ven kênh. Những phần việc này sở sẽ phối hợp các quận - huyện để đẩy nhanh tiến độ. Vấn đề đền bù sẽ theo hướng bồi thường, hỗ trợ có lợi nhất cho người dân. Mục tiêu đến năm 2025, tất cả nhà ven kênh, rạch được giải tỏa, hoàn thành chỉnh trang kênh, rạch.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 16-7

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo