xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi chủ tiệm cầm đồ nói mình đếm dư đến... 100 triệu đồng

Theo THU GIANG (Báo Pháp luật TP HCM)

Chị B. trả đủ tiền vốn và lãi nhưng chủ tiệm cầm đồ không giao vàng cho chị mà nhanh tay cất tờ hợp đồng vào tủ rồi khóa lại.

Do cần vốn làm ăn nên sáng 2-3-2015, chị B. ở xã Bình Thạnh, huyện Giồng Trôm, Bến Tre đến tiệm vàng do ông N. làm chủ để cầm cố vàng. Vợ ông N. là người trực tiếp giao dịch với chị B. Theo đó chị B. cầm dây chuyền (14,5 chỉ vàng 24K) và nhẫn vàng (17 chỉ vàng 18K) để nhận 70 triệu đồng, lãi suất 2,5%/tháng. Thời gian cầm trong vòng một tháng.

Đưa dư 100 triệu đồng?

Hợp đồng cầm vàng được vợ ông N. lập ghi trong nội dung là có hai bản nhưng thực chất chỉ có một bản và giao cho chị B. giữ.

Đến chiều cùng ngày, vợ ông N. đến nhà chị B. nói là do nhầm nên đã lỡ đưa cho chị B. tới 170 triệu đồng (tức đưa dư 100 triệu đồng). Trong khi chị B. khẳng định là lúc vợ ông N. đếm tiền và giao tiền, chị có đếm lại và chỉ nhận đúng 70 triệu đồng loại tiền mệnh giá 500.000 đồng. Sau đó ông N. cũng đến nhà chị B. đòi 100 triệu đồng và dùng lời lẽ hăm dọa chị.

Bốn ngày sau, chị B. mang tiền đến chuộc lại vàng của mình và đưa tờ hợp đồng cầm đồ cho ông N. Ông N. tính lãi rồi ghi vào tờ hợp đồng số 297 (tức tiền lãi là 297.000 đồng - NV). Chị B. trả đủ tiền vốn và lãi nhưng ông N. lại không giao vàng cho chị mà nhanh tay cất tờ hợp đồng vào tủ rồi khóa lại.

Vì ông N. không trả lại vàng nên chị B. khởi kiện ra TAND huyện Giồng Trôm yêu cầu vợ chồng ông phải trả lại đầy đủ số vàng mà chị đã cầm và yêu cầu tính lãi suất 2,5%/tháng đối với số vàng này đến thời điểm tòa xét xử. Chị B. cung cấp chứng cứ là đĩa CD có nội dung ghi âm cuộc nói chuyện giữa chị B. và ông N. về việc không chịu trả vàng. Ngoài ra còn có hai người làm chứng cho chị B. việc ông N. không chịu giao trả vàng.

Trình bày với tòa, ông N. cho rằng hôm chị B. đến cầm đồ từ sáng sớm, lúc đó ông chưa ngủ dậy nên chỉ có một mình vợ ông thỏa thuận. Vợ ông đã giao nhầm cho chị B. 100 triệu đồng nên ông có đến nhà đòi và có thiện chí cho chị B. trả dần số tiền giao nhầm. Khi chị B. đến chuộc vàng thì ông đã giao đủ số vàng chị đã cầm chứ không giữ lại như chị trình bày. Theo nguyên tắc của tiệm thì khi trả vàng ông không cần làm biên nhận, không cần chữ ký của người nhận vàng. Ông có ghi chữ “R” có nghĩa là đã trả vàng xong, giao dịch coi như kết thúc. Do vậy ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của chị B.

Khi chủ tiệm cầm đồ nói mình đếm dư đến... 100 triệu đồng - Ảnh 1.

Đĩa CD được xem là chứng cứ

Xử sơ thẩm mới đây, TAND huyện Giồng Trôm nhận định: Ông N. cho rằng hai người làm chứng cho chị B. đều có quen biết với chị B. nên không khách quan. Còn về đĩa CD chị B. cung cấp, ông N. cho là giả. Tuy nhiên, ông N. không yêu cầu giám định giọng nói và không đồng ý cung cấp mẫu giọng nói để tòa tiến hành trưng cầu giám định.

Theo khoản 2 và khoản 4 Điều 91 BLTTDS 2015, nếu ông N. phản đối yêu cầu của chị B. thì phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho tòa tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự phản đối đó. Ông N. có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ chứng minh, nếu không thì tòa án giải quyết vụ việc theo những chứng cứ đã thu thập được.

HĐXX xét về lời khai của người làm chứng là vào ngày 6-3-2015 có chứng kiến việc chị B. giao tiền cho ông N. nhưng không thấy ông N. giao vàng lại. Tuy nhiên, các hóa đơn mua bán vàng mà những người làm chứng cung cấp không thể hiện thời gian, tên và địa chỉ của người mua vàng.

Về dữ liệu âm thanh trong đĩa CD, chị B. trình bày là chị chép lại lúc ghi âm trong điện thoại. Và hiện điện thoại bị hư nên chị không còn dữ liệu gốc. Theo khoản 2 Điều 95 BLTTDS thì tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình. Vì vậy dữ liệu âm thanh trong đĩa CD được tòa xem xét đánh giá.

Theo đó, giọng nam được cho là của ông N. thể hiện nội dung: “Tôi vẫn lấy tính lãi bình thường, tôi để đó, chừng nào nó đem một trăm triệu kia lên, tôi sẽ đưa cho nó…”. “Muốn lấy đồ về nó phải đưa tôi một trăm triệu, vậy thôi… Giờ nó xù luôn, nó nhai, nó xù luôn, tôi bỏ luôn, tôi không thèm nói tới”. “Ờ, giờ nó đưa tôi bảy chục triệu rồi đó, đồ nó giờ tôi giữ đây, mà giờ mai mốt ra tòa đi nữa, có hỏi thì tôi nói tôi hổng có đưa bảy chục triệu chưa chuộc”.

Theo HĐXX, do ông N. không thực hiện nghĩa vụ chứng minh theo luật định nên yêu cầu kèm theo chứng cứ là đĩa CD ghi âm của chị B. là có cơ sở để chấp nhận.

Chị B. yêu cầu vợ chồng ông N. có trách nhiệm liên đới trong việc trả lại vàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động. Ông N. làm chủ doanh nghiệp của mình nên phải có trách nhiệm cá nhân trả lại số vàng trên.

Không tính lãi vàng vì không có quy định

Về yêu cầu tính lãi suất trên hơn 20 chỉ vàng của chị B. bị ông N. giữ. HĐXX xét thấy từ thời điểm ban hành BLDS 2005 cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản nào quy định về lãi suất cho vay vàng hay lãi suất cơ bản đối với vàng nên yêu cầu không được chấp nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo