xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi nào hết xả rác?: Đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát

PHAN ANH

Nghiên cứu cơ chế huy động vai trò của người dân, cộng đồng trong việc tham gia phát hiện, ghi hình và xử phạt đối tượng xả rác nơi công cộng

Hiện nay, việc xử phạt vi phạm về vệ sinh nơi công cộng (VSNCC) được áp dụng theo 3 nghị định của Chính phủ: Nghị định 155/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT); Nghị định 167/2013 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; Nghị định 46/2016 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Trích xuất camera để phạt "nguội"

Theo ông Trương Lâm Danh, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP HCM, các quy định trên đã rõ thẩm quyền xử phạt nhưng qua khảo sát, Ban Pháp chế nhận thấy rất ít phường, xã, thị trấn thực hiện. "Điều này cho thấy cán bộ địa phương chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc xử phạt. Không ai bị xử phạt nên thói quen xả rác từ đó lây lan" - ông Danh nói.

Số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP HCM cho thấy mỗi ngày TP phát sinh khoảng 8.900 tấn rác thải sinh hoạt, riêng khu vực công cộng phát sinh khoảng 2.300 tấn rác/ngày. Từ đầu năm đến nay, toàn TP xử phạt hơn 450 trường hợp vi phạm VSNCC với số tiền khoảng 1,2 tỉ đồng. Tình trạng vi phạm VSNCC chưa được khắc phục do vị trí vi phạm linh hoạt, khó cho việc phát hiện và xử lý; lực lượng kiểm tra xử phạt quá mỏng...

Do đó, Sở TN-MT TP kiến nghị giao thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản VPHC về VSNCC cho đội quản lý trật tự đô thị và đội thanh tra xây dựng địa bàn. Nguồn tiền xử phạt vi phạm được dùng để hỗ trợ kinh phí, duy trì hoạt động của lực lượng này. Ngoài ra, sở đề xuất cơ chế phạt "nguội" thông qua thiết bị ghi hình do hiện đa phần địa phương đã có camera giám sát an ninh trật tự, giao thông trên địa bàn.

UBND TP cho biết chấp thuận kiến nghị của Sở TN-MT, riêng cơ chế phạt "nguội" thông qua thiết bị ghi hình, UBND TP sẽ nghiên cứu và cho phép trong thời gian tới.

Khi nào hết xả rác?: Đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát - Ảnh 1.

Rác chất đầy dưới chân thùng rác, hình ảnh dễ bắt gặp trên nhiều tuyến đường ở TPẢnh: Thu Trang

Tuyên truyền mạnh, giám sát sâu

Theo các chuyên gia môi trường, để cải thiện chất lượng môi trường, nhất thiết phải nâng cao ý thức người dân trong vấn đề này thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền, nghiên cứu cơ chế huy động vai trò của người dân, cộng đồng trong việc tham gia phát hiện, ghi hình và xử phạt đối tượng xả rác nơi công cộng.

Ông Trương Trung Kiên, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP, cho biết HĐND TP và Ủy ban MTTQ TP đã ký kết kế hoạch phối hợp triển khai, giám sát về công tác BVMT đô thị, khu dân cư, quản lý chất thải trên địa bàn TP và Ban Đô thị sẽ đẩy mạnh giám sát công tác này. Ông Kiên cũng thông tin trong tháng 11, HĐND TP sẽ tổ chức chương trình Lắng nghe và trao đổi với chủ đề "Điểm tập kết rác tại khu dân cư: Thực trạng và giải pháp".

Về phía Ủy ban MTTQ TP, Phó Chủ tịch Triệu Lệ Khánh cho hay sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động cơ quan quản lý các địa điểm công cộng như bệnh viện, trường học, công viên, khu vui chơi giải trí, nhà ga, bến xe... trang bị thùng rác công cộng, nhà vệ sinh công cộng, trạm trung chuyển chất thải... bảo đảm vệ sinh môi trường; vận động các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các quy định về BVMT nơi công cộng; không xả rác bừa bãi. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện việc hướng dẫn các chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đồng thời tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình và chủ nguồn thải chấp hành việc trả chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý. Tăng cường vai trò giám sát của nhân dân thông qua việc thành lập tổ chức tự quản về BVMT nơi cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật...

Bố trí thêm thùng rác 2 ngăn

Về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, theo Sở TN-MT TP, hiện người dân đã bắt đầu có ý thức; một số quận đã tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác này. Ngoài ra, một số quận như: 1, 3, 5, 12, Thủ Đức, Phú Nhuận, Bình Thạnh... tổ chức, sắp xếp lại các đường dây thu gom rác dân lập để tổ chức thu gom riêng 2 nhóm chất thải sau phân loại và vận chuyển riêng khối lượng chất thải rắn hữu cơ đến các khu xử lý tập trung.

Sở TN-MT tiếp tục đề nghị quận, huyện bố trí thêm các thùng rác công cộng 2 ngăn có dán nhãn nhận biết để người dân phân loại và bỏ rác đúng quy định. Sớm tham mưu UBND TP ban hành quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập chuyển đổi thành hợp tác xã hoặc doanh nghiệp; hỗ trợ việc chuyển đổi các phương tiện thu gom phù hợp với quy định.

Về chế tài đối với hành vi không phân loại rác tại nguồn: Bước đầu vận động, khuyến khích người dân, sau năm 2020 sẽ kiểm tra, xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP (phạt từ 1-20 triệu đồng nếu không thực hiện phân loại rác).

T.Hoàng

Ủng hộ phạt "nguội"

Ông Nguyễn Văn Sảo (ngụ quận Bình Tân) cho rằng để kiểm soát tình trạng xả rác, TP cần dùng hệ thống camera làm dụng cụ hỗ trợ giám sát. Ngoài phạt "nóng" khi bắt quả tang thì phải phạt "nguội" từ hình ảnh camera an ninh. Việc này phải được duy trì chứ không làm theo phong trào, mùa vụ.

Còn theo ông Phan Đức Tĩnh (giáo viên về hưu, ngụ quận 1), nhiều du khách nước ngoài sẵn sàng đi quãng đường rất xa để tìm thùng rác, nếu không có thì họ sẵn sàng mang về nhà bỏ. Trong khi nhiều người Việt Nam thì tiện đâu vứt rác đó. Vấn đề nằm ở ý thức của mỗi người và giáo dục là cốt lõi giúp nâng cao ý thức. Giáo dục bắt đầu từ gia đình, mỗi thành viên trong nhà phải tự bảo ban, nhắc nhở nhau, sau đó mới có thể lan tỏa ra xã hội. Xây dựng, hình thành thói quen bỏ rác đúng nơi quy định cho trẻ em từ khi chúng bắt đầu biết nhận thức. Có như vậy, tính trách nhiệm đối với việc BVMT mới được nâng cao, cải thiện qua từng thế hệ. Đặc biệt, phải lên án gay gắt hành vi xả rác bừa bãi, hủy hoại môi trường sống.

Anh Nguyễn Viết Phượng (sinh viên Trường Đại học Mở TP HCM) cho rằng TP nên tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân; đồng thời xử lý mạnh tay, quyết liệt với những hành vi vi phạm để răn đe, điều chỉnh hành vi của nhiều người. Một người bỏ rác vào thùng, sẽ có vài người rồi nhiều người làm theo.

Linh - T.Trang - P.Anh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo