xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh hoàng rác thải nhựa: Chung tay hạn chế "ô nhiễm trắng"

THU HỒNG - PHẠM DŨNG

Dùng ống hút cỏ bàng thay thế ống hút nhựa; túi giấy, túi vải thay thế túi ni-lông; mang theo cà mèn, bình nước để mua đồ ăn, thức uống... là cách nhiều bạn trẻ lựa chọn

"Không cà mèn, không mua thức ăn" là phương châm gia đình anh Phạm Văn Hiếu (huyện Hóc Môn, TP HCM) thực hiện 4 tháng nay. Chỉ cần 1 cà mèn 3 ngăn thay vì mỗi sáng phải ném vào sọt rác từ 4-6 túi ni-lông cho 3 phần thức ăn mang về.

"Sống xanh" không khó

Học theo cha, bé Phạm Ngọc Vân (6 tuổi, con gái anh Hiếu) cũng yêu cầu ba mẹ sắm cho bình nước mang theo đi học, vợ anh cũng thay dần các vật dụng trong gia đình từ rổ, rá, lồng bàn, ống hút nhựa… sang đồ tre. "Tôi còn để sẵn 2 chiếc giỏ cỏ bàng gần góc bếp để bà xã đi chợ, hạn chế túi ni-lông. Lúc đầu, vợ tôi hay quên nhưng mỗi lần xách một đống túi ni-lông về nhà lại áy náy, dặn lòng phải nhớ. Chỉ cần 1 tháng, mọi thứ trở thành thói quen" - anh Hiếu chia sẻ. Anh Hiếu cũng rủ rê gia đình nội, ngoại 2 bên và bạn bè cùng thực hiện.

Nỗ lực hạn chế rác thải nhựa cũng được nhiều quán ăn, cộng đồng bán hàng online ủng hộ. Không kêu gọi suông khách mang theo bình đựng khi mua nước, trà sữa, một số quán như A Kafe (quận 3) giảm ngay 5.000 đồng/phần nước cho khách mang theo bình đựng hoặc ly sứ… Một số trang mạng như Chợ quê Tử tế chuyên bán các sản phẩm thân thiện môi trường như giỏ cỏ bàng, đồ gia dụng từ tre, giảm ngay 10% cho khách trong tháng 6. Cửa hàng bán quần áo Con Quạ Đen thông báo mỗi 1 hóa đơn cửa hàng chỉ sử dụng 1 túi ni-lông, ngoài ra từ ngày 4-5, khách trả lại túi ni-lông của cửa hàng (không rách) kèm hóa đơn mua hàng sẽ được giảm giá cho các lần mua sau...

Đi trước cả siêu thị, một số trang mạng bán hàng chỉ gói rau bằng lá chuối, túi giấy thay cho túi ni-lông. Chị Thiện Hảo (quận Bình Tân, TP HCM), chủ một fanpage bán thực phẩm sạch, cho biết: "Dùng lá chuối gói rau vừa giữ rau tươi, không ảnh hưởng sức khỏe và bảo vệ môi trường nên khách rất thích. Ban đầu, các điểm cung cấp rau chưa quen dùng lá chuối nhưng khi hiểu được ý nghĩa, họ thực hiện rất nghiêm túc". Ngoài lá chuối gói rau, chị Hảo dùng túi giấy đựng các loại hạt, củ tỏi, củ hành, gừng… thay cho túi ni-lông.

Kinh hoàng rác thải nhựa: Chung tay hạn chế ô nhiễm trắng - Ảnh 1.

Ly nhựa, ống hút nhựa đang là nhân tố gây thảm họa môi trườngẢnh: Hoàng Triều

Một trong những phong trào được cộng đồng mạng ủng hộ trong những tuần qua đó là các chủ tiệm tạp hóa ở hẻm 685 Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) hạn chế sử dụng túi ni-lông và vận động người đi chợ mang theo giỏ. Nhiều người đã ủng hộ, có người còn gom những túi ni-lông cũ đến tặng các tiệm tạp hóa để tái sử dụng. Chị Đinh Thị Kiều Thu, chủ tiệm tạp hóa Cô Cẩm (hẻm 685), cho biết mỗi ngày tiệm tạp hóa của chị sử dụng từ 3-5 kg túi ni-lông. Từ khi hạn chế sử dụng túi ni-lông, ước tính mỗi tháng tiết kiệm được vài triệu đồng.

Đề xuất lập hệ thống thu mua chất thải nhựa

Đề xuất này vừa được Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị (CITENCO) gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm chung tay giải bài toán thu gom, tái chế chất thải nhựa trên toàn TP. Ông Cao Văn Tuấn, Trưởng Phòng Công nghệ Môi trường và Kiểm tra chất lượng của CITENCO, cho biết mục đích của hệ thống thu mua nhằm thu gom toàn bộ lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn TP để tái chế một cách hiệu quả. Theo đó, 2 trạm trung chuyển rác hiện nay của CITENCO đặt tại quận 11 và Gò Vấp với công suất 1.000 tấn rác/trạm/ngày là nơi tiếp nhận khối lượng lớn rác từ lực lượng rác dân lập, nếu cho CITENCO thu mua chất thải nhựa từ lực lượng này sẽ thu về con số không hề nhỏ. Ngoài 2 trạm này, CITENCO sẽ thiết lập các vệ tinh trên toàn TP, với giá thu mua cạnh tranh với các điểm ve chai, công ty tin rằng lượng rác nhựa thu về khoảng 100-200 tấn/ngày, đủ mang vào nhà máy phân loại và tái chế.

"Khi có hệ thống thu mua chất thải với số lượng đủ lớn, chúng tôi sẽ lập đề án thành lập trung tâm thu mua và tái chế chất thải nhựa. Chỉ cần TP duyệt chủ trương kèm theo những cơ chế, chính sách hỗ trợ về thuế nhập khẩu máy móc, giảm giá thuê đất… thì bài toán biến rác thành tài nguyên sẽ sớm được thực hiện" - ông Tuấn cho biết.

Còn sức, còn sáng tạo với mây, tre, nứa

Dù đôi mắt còn mờ do mới mổ cườm 3 tháng trước, lão nông Tư Quyết (Lê Văn Quyết; ngụ xã Tân Lập Hạ, huyện Củ Chi, TP HCM) vẫn tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ trên các sản phẩm ví cầm tay, túi xách làm từ tre... để chuẩn bị đem đi nước ngoài giới thiệu khách. Không chỉ có niềm đam mê với tre, nứa mà phương châm tạo ra các sản phẩm gia dụng thân thiện môi trường đã thôi thúc ông miệt mài sáng tạo gần 20 năm gắn bó với nghề. Sản phẩm của ông không chỉ là rổ, rá thông thường mà phải tiện dụng như mẹt có lưới che bụi, ly, chén tre, vali, túi xách, ví cầm tay, giỏ đựng chai rượu...

Để tiếp cận thị trường, gần 10 năm nay, ông Tư Quyết miệt mài "xách giỏ" đi hội chợ để giới thiệu sản phẩm, có khi từ Củ Chi, vợ chồng ông chở nhau xuống tận quận 7. "Mỗi lần như vậy, con cái rầy tôi dữ lắm vì sợ ảnh hưởng sức khỏe nhưng thấy bà con mua đồ tre ngày càng nhiều chứng tỏ mình làm đúng nên tụi nhỏ thôi cằn nhằn" - ông cười tươi nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo