xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chặn livestream "bẩn"? (*): Đã đến lúc phải xử lý nghiêm

Huỳnh hiếu ghi

Những ai lợi dụng hay ngộ nhận về quyền tự do ngôn luận, phát ngôn bừa bãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm tổ chức, cá nhân... qua nền tảng mạng xã hội, đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Luật sư NGUYỄN TRI ĐỨC, Đoàn Luật sư TP HCM: Giám sát chặt, ngăn chặn kịp thời

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều "thánh chửi" với lượt người xem và nghe lên đến hàng chục ngàn, thậm chí cả triệu.

Tất nhiên, có một số thông tin "bóc phốt", "lật tẩy" với kết quả sự thật đã được phơi bày là đúng nhưng rất nhiều chuỗi livestream đã bị lệch lạc, đi quá xa bởi những ngôn từ phản cảm, chửi bới, thách đố, hăm dọa, nhục mạ... những cá nhân khác kèm theo "vơ đũa cả nắm".

Chặn livestream bẩn? (*): Đã đến lúc phải xử lý nghiêm - Ảnh 1.

Ai cũng có quyền livestream chia sẻ câu chuyện của mình, ngoại trừ việc lợi dụng mạng xã hội để chửi bới, xúc phạm, thóa mạ người khác.Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Cũng như các quyền khác của công dân, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận luôn phải trong khuôn khổ pháp luật quy định. Trên thực tế, bất cứ quốc gia hay thể chế nào cũng không bao giờ có sự tự do ngôn luận một cách hỗn loạn, bất chấp pháp luật. Do đó, những ai lợi dụng hay ngộ nhận về quyền tự do ngôn luận, thông qua nền tảng mạng xã hội để phát ngôn bừa bãi, ngôn từ phản cảm, bất chấp pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, gây nhiễu loạn thông tin làm bất ổn tình hình an ninh trật tự xã hội…, đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả của mình gây ra.

Một điều cần lưu ý thêm là nếu những cá nhân có căn cứ cho rằng bị cá nhân khác vu khống, nhục mạ, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp qua môi trường mạng xã hội, hoàn toàn có quyền thực hiện việc tố cáo hoặc khởi kiện. Riêng các trường hợp cho rằng bị nêu tên "bóng gió" cùng với những ngôn từ phản cảm (nếu có) thì không thể là căn cứ để xử lý theo luật định hiện hành.

Ngoài ra, dựa trên những thông tin của người livestream đưa ra, nếu đó là thông tin xác thực, người bị nêu tên đích danh hay ẩn ý mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì các thông tin này vẫn được xem là nguồn tin tố giác tội phạm, là cơ sở để cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ và xử lý sự việc, nếu có căn cứ.

Có điều, dùng livestream để tố cáo không phải là giải pháp hay, thay vào đó hãy thực hiện việc gửi đơn thư tố cáo đến cơ quan chức năng để được giải quyết theo thẩm quyền. Bởi quá trình livestream để chia sẻ thông tin, tố cáo, lật tẩy sẽ khó kiềm chế được cao trào của những biểu cảm, dễ dẫn đến phát ngôn phản cảm, chưa kể đến việc vi phạm pháp luật.

Đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cần có biện pháp giám sát các hình thức livestream tương tự kể trên, qua đó loại trừ triệt để livestream bừa bãi, phản cảm, trái pháp luật để ngăn chặn kịp thời những hậu quả nghiêm trọng. Phải chấn chỉnh, làm trong sạch môi trường không gian mạng; đồng thời răn đe những đối tượng xem thường pháp luật, rắp tâm làm rối loạn trật tự xã hội.

Bạn đọc LƯU ĐÌNH LONG: Cần ý thức cộng đồng và bàn tay "sắt"

Không ai cấm chuyện một người livestream trên mạng xã hội để bán hàng hay chia sẻ một điều gì đó. Dĩ nhiên, việc bán một sản phẩm cần có những tiêu chí nhất định về xuất xứ, an toàn, chất lượng…; không được phép quảng cáo quá mức, bán hàng giả. Tương tự, quyền chia sẻ một câu chuyện trên mạng xã hội là bình thường, ngoại trừ việc lợi dụng mạng xã hội để chửi bới, xúc phạm, thóa mạ người khác.

Vừa qua, cộng đồng mạng đã làm rất tốt khi phản ứng với những phát ngôn, video phản cảm của nghệ sĩ Đức Hải. Từ làn sóng bất bình của dư luận, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn - nơi ông Đức Hải công tác - đã có "phúc đáp" kịp thời bằng một văn bản miễn nhiệm chức hiệu phó đối với nghệ sĩ này. Nếu nơi nào cũng phản ứng nhanh và mạnh mẽ như vậy, có lẽ nghệ sĩ sẽ cân nhắc việc mình làm, nội dung mình nói.

Qua sự việc đó cũng cho thấy sự tẩy chay của cộng đồng đối với những livestream "bẩn" là điều cần thiết. Nếu livestream không nhận được sự tương tác hoặc tham gia, hưởng ứng của số đông hiếu kỳ, chắc chắn các "thánh chửi" cũng không có lý do hay mất công mất sức để nói sa sả hàng giờ trên mạng. Điều đáng lo ngại hơn là livestream của các "thánh chửi" đang phát tán một thứ "rác" tinh thần, không chỉ gây tổn thương nhân vật bị chỉ trích, xúc phạm mà còn ảnh hưởng đến những người đang xem và cổ vũ nhưng họ lại không hề hay biết.

Để ngăn chặn livestream "bẩn" trên mạng xã hội cũng cần sự vào cuộc và xử lý mạnh tay của các cơ quan quản lý. Pháp luật cần bổ sung các quy định cụ thể, rõ ràng và nghiêm minh đối với hoạt động trên mạng để điều chỉnh hành vi cá nhân.

Ngoài ra, các hội, đoàn cần có quy định chặt chẽ, theo dõi và kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh phát ngôn của hội viên. Ví dụ đối với nghệ sĩ có phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội, hội nghệ sĩ có thể đề nghị không cấp quyền biểu diễn cho người vi phạm trong những chương trình cụ thể. Làm được những điều này, sẽ có một xã hội an toàn, an ninh từ đời sống thực đến mạng xã hội.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 15-6

"Chính công chúng, khán giả, người hiếu kỳ… là những người đã nuôi “thánh chửi” trên mạng xã hội. Bởi một khi được cổ vũ nhiệt tình, người livestream sẽ mất kiểm soát, nghĩ rằng mạng xã hội thì muốn làm gì cũng được.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo