xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm sao để trở thành bạn đồng hành thân thiết của con?: Lắng nghe và thấu hiểu

Hồ Xuân Huy

Lắng nghe thường xuyên và đáng tin cậy, trò chuyện với con như người bạn, cha mẹ sẽ nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nhận biết được những lo âu, rối loạn, bất thường của trẻ

Những vụ trẻ vị thành niên tự tử để lại bao nỗi day dứt cho cha mẹ, nhà trường, bạn bè, xã hội; đồng thời gióng lên hồi chuông báo động.

Vì đâu nên nỗi?

Thử tìm hiểu một vài số liệu liên quan hành vi tự tử của trẻ vị thành niên, không khỏi kinh ngạc khi được biết trên thế giới, tự tử nằm trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người trẻ, không kém gì tai nạn giao thông, thậm chí vượt cả các bệnh hiểm nghèo.

Ở tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", tổn thương gì khủng khiếp đến mức các bạn trẻ phải chối bỏ sinh mệnh của mình? Nếu bình tâm suy xét, không khó nhận ra nhiều áp lực và thiệt thòi của các em trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhịp sống nhanh, thậm chí quay cuồng cùng sự phát triển vũ bão của công nghệ. Trong khi đó, sự kết nối thân tình và quỹ thời gian "chất lượng" mà gia đình có thể dành cho nhau ngày càng mờ nhạt, ít ỏi.

Trước hết, không thể phủ nhận gánh nặng học tập của trẻ vị thành viên, sau bao nhiêu lần cải cách giáo dục vẫn chưa thật sự được dỡ bỏ. Cuộc chạy đua thành tích đã lấy đi rất nhiều thời gian nghỉ ngơi, giải trí, cân bằng đời sống, thậm chí là sức khỏe của nhiều học sinh. Những cạnh tranh ở trường chuyên - lớp chọn, điểm số và các kỳ thi choán hết tâm trí học sinh. Nhiều bạn trẻ có sự thích nghi tốt, sắp xếp được ổn thỏa và được sống đúng với mục tiêu nhưng không ít em cảm thấy bế tắc, phải gồng mình để thỏa lòng kỳ vọng của người lớn, hơn là thật sự yêu thích việc học.

Bên cạnh đó, bước vào tuổi dậy thì với những thay đổi mới mẻ về tâm sinh lý cũng là nguyên nhân sâu xa làm phát sinh nhiều điều phức tạp trong đời sống của các em. Nhiều phụ huynh than phiền con mình trở nên "dở dở ương ương", khó bảo mà quên mất chính họ cũng từng trải qua những năm tháng đầy bối rối trước ngưỡng cửa thành người lớn.

Những tình huống dẫn đến cảm xúc tiêu cực mà không nhận được sự hỗ trợ kịp thời, phù hợp có thể khiến các em trầm cảm hoặc có các vấn đề nghiêm trọng khác, nhất là những nỗi niềm tích tụ lâu ngày, những cú sốc đầu đời liên tiếp. Không thể bước qua vùng tối của mình, có em đã chọn cái chết như lời giải cho bài toán đầy bế tắc.

Làm sao để trở thành bạn đồng hành thân thiết của con?: Lắng nghe và thấu hiểu - Ảnh 1.

Cha mẹ cần tạo một mái ấm thực thụ để trẻ luôn thấy an tâm và được che chởẢnh minh họa: Hoàng Triều

Tăng cường kết nối, chia sẻ

Mỗi khi có vụ việc trẻ vị thành viên tìm đến cái chết, chúng ta đều cảm thấy bàng hoàng, xót xa. Nhưng chỉ đau lòng thôi thì chưa đủ! Hãy xem nỗi đau đó là sự thức tỉnh nghiêm túc và sâu sắc để cân chỉnh lại tư duy, lời nói và hành động của mình.

Tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm. Điều khác biệt giữa người trưởng thành và các bạn trẻ là trải nghiệm. Cùng sự việc xảy đến nhưng thái độ và ứng phó của mỗi người một khác.

Đối với người lớn, ngưỡng "chịu đau" cũng không giống nhau. Có người chỉ vì một câu nói mà lòng nát tan, một chấn thương nhỏ cũng có thể khiến họ hoảng sợ, suy sụp. Có người thì trăm ngàn chuyện lớn bé vẫn bình tĩnh chèo chống, lâm cảnh nguy nan vẫn tỉnh táo, vững vàng.

Người lớn đã vậy, huống hồ con trẻ. Có những chuyện đối với người lớn chẳng có gì quan trọng nhưng với các em lại có ý nghĩa vô cùng to lớn, không nên xem nhẹ hay chế giễu tâm trạng của trẻ.

Hãy lắng nghe khi có thể. Hãy kiên nhẫn và cởi mở để con trẻ mạnh dạn thổ lộ nỗi lòng. Lắng nghe thường xuyên và đáng tin cậy, trò chuyện với con như người bạn thì cha mẹ sẽ nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nhận biết được những lo âu, rối loạn, bất thường của trẻ (nếu có). Nghe con là để thấu hiểu trước khi tìm cách phản hồi sao cho hợp tình hợp lý, thuyết phục.

Những lời khuyên nhủ, mong ước của cha mẹ đều xuất phát từ tình yêu thương vô bờ dành cho con cái nhưng đừng để sự dẫn dắt trở thành áp đặt. Dùng quyền của đấng sinh thành để ép cuộc đời con vào cái khuôn mình muốn, đôi khi "lợi bất cập hại", vô tình giới hạn khả năng và làm chệch hướng những đam mê, ước mơ sâu thẳm của trẻ. Con của người khác giỏi giang, khéo léo thì con mình cũng có những mặt mạnh cần được cổ vũ, khích lệ và vun bồi.

Song song đó, sự rèn luyện để giúp trẻ dần hình thành bản lĩnh, tăng khả năng chịu đựng, trang bị kỹ năng sống là điều cần thiết. Bởi cuộc sống không phải luôn như ý, thuận lợi. Cần giúp trẻ ý thức rằng cuộc sống với đủ mọi cung bậc buồn vui phải đối diện, chấp nhận hoặc thay đổi.

Có những giá trị lớn lao cần vươn đến và những điều không đáng để níu giữ, bận lòng. Không chỉ cha mẹ mà thầy cô cũng nên tăng cường kết nối với các em, giúp trẻ nhận ra mỗi người đều có những giá trị riêng và phẩm chất đáng quý, hãy trân trọng sự sống và ngày càng hoàn thiện mình hơn vì không ai sinh ra là hoàn hảo và may mắn tuyệt đối.

Nuôi dưỡng sức mạnh tinh thần không phải chuyện ngày một ngày hai mà đòi hỏi sự bền bỉ. Những sự la rầy, phê bình, chỉ trích hay phủ nhận vấn đề của trẻ đều khiến cho khoảng cách các bên ngày càng xa dần. Việc hình thành các trung tâm tham vấn tâm lý ở nhà trường với những chuyên gia tâm huyết, có năng lực chuyên môn cũng là việc rất thiết thực, hữu ích cho các em.

Gia đình, nhà trường cần nhận biết, hỗ trợ và can thiệp kịp thời, tạo môi trường để các em lớn lên trong tình thương, sự tôn trọng và được là chính mình.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo