xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Để dân ta không ngại đi xe buýt...

Đinh Thành Trung

Cần đưa ra quy định cụ thể, chi tiết những gì được làm và không được làm khi đi xe buýt. Quy định có tính pháp luật và quản lý thật nghiêm, không nói chung chung rồi không giải quyết được gì

Ở TP HCM hiện nay, dù xe buýt đã là một loại phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhưng tỉ lệ người dân sử dụng chưa cao. Tất cả cũng chỉ gói gọn trong 3 chữ: "ngại, kém và sợ". Ngại đi xe buýt, kém ý thức và sợ bị chê bai.

Văn hóa xe buýt phải được toàn dân tạo ra

Hẳn nhiều người nghĩ phải hiện đại, phải kỹ thuật cao như ở Nhật Bản thì xe buýt mới phổ biến, trở thành phương tiện chính của người dân. Sự thật hoàn toàn không như chúng ta tưởng. Xe buýt ở Nhật cũng cơ bản giống ở Việt Nam. Cũng các hàng ghế sát nhau, những chiếc cửa đóng mở liên tục và chẳng có công nghệ nào quá cao siêu.

Thế nhưng, có trải nghiệm đi xe buýt ở Nhật mới thấy nhiều tuyến rất đông khách, dù hệ thống xe buýt đã phủ kín mọi tuyến đường. Người dân vui vẻ đi trên những chiếc xe buýt đông đúc thay vì lái ôtô hay xe máy ra đường. Ngoài lý do giá vé không cao so với thu nhập thì còn có một điểm đặc biệt khác nhau giữa bạn và ta: dân Nhật thích đi xe buýt vì thoải mái. Dĩ nhiên để làm được điều đó, nước Nhật đã phải mất vài chục năm từ xây dựng kế hoạch, làm theo lộ trình khoa học, đến tích cực vận động toàn dân.

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Để dân ta không ngại đi xe buýt... - Ảnh 1.

Để người dân chọn xe buýt và xem việc đi phương tiện này là chuyện bình thường, phải thay đổi suy nghĩ “sợ” xe buýt Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ở Việt Nam, khi được hỏi về lý do không chọn xe buýt, nhiều người trả lời vì chật, phải chen chúc, sợ bị móc túi, ghét tài xế và phụ xe vì đối xử thiếu văn hóa... Xe buýt ở Nhật không tồn tại những điều đó. Có thể chật nhưng ai cũng nhường nhau, còn tài xế đối xử với khách như ân nhân của mình, luôn cúi chào và cảm ơn khách. Trên xe không một tiếng ồn, ai cũng làm việc riêng của họ như đọc sách, nhắn tin hay nghỉ ngơi. Trộm cắp thì không bao giờ xảy ra.

Nhìn giao thông công cộng ở một nước phát triển, rồi so sánh với ta có vẻ là thừa, vì tất nhiên ta làm sao bằng họ. Nhưng điều chúng ta cần là nhìn thẳng vào thực tế: muốn như họ, ta phải làm gì? Điều họ hơn mình là một nền văn hóa xe buýt được toàn dân tạo ra, vì thế ai cũng muốn đi xe buýt.

Không phải vì nghèo

Tôi từng làm một khảo sát nhỏ: Hỏi 100 người thường xuyên đi xe buýt ở TP HCM, có cả sinh viên và người đi làm. Kết quả thật đáng suy ngẫm khi hơn 70% trong số đó không muốn hoặc ngại đi xe buýt.

Tìm hiểu sâu về nguyên nhân, có 2 lý do chủ yếu: một là e ngại không khí trên xe buýt; hai là ngại bạn bè, đồng nghiệp, người thân biết họ đi xe buýt. Một chị chia sẻ rằng phải đi xe buýt vì vừa bán xe máy trả nợ. Chị không dám nhìn mặt mọi người, luôn nghĩ mình vô dụng và khi ai hỏi đến việc đi xe buýt, chị cố gắng lảng tránh. Ngay cả với một số sinh viên cũng thừa nhận sợ bạn bè coi thường mình nghèo nên không muốn nói nhiều về việc đi xe buýt. Tâm lý này là có thật và khiến cho việc phát triển giao thông công cộng gặp khó khăn.

Để người dân chọn xe buýt và xem việc đi phương tiện này là chuyện bình thường, phải thay đổi suy nghĩ "sợ" xe buýt đã ăn sâu vào phần lớn người dân hiện nay. Một là, giáo dục lái xe, phụ xe và hành khách - những người đang trực tiếp tạo ra không khí trên xe buýt. Quy định cụ thể, chi tiết những gì được làm và không được làm khi đi xe buýt. Cần đưa ra quy định có tính pháp luật và quản lý thật nghiêm, không nói chung chung rồi không giải quyết được gì. Những người đầu tiên phải tuân thủ văn hóa này là lái xe và phụ xe, họ sẽ lan tỏa được ý thức đến với hành khách.

Thứ hai, tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ, học sinh các cấp về xây dựng văn hóa giao thông, nhất là nhấn mạnh tầm quan trọng của chính các em trong xây dựng văn hóa trên xe buýt. Cần lấy chính những hình ảnh, bộ phim hay xuất bản các sách, truyện về văn hóa xe buýt ở các nước phát triển làm tài liệu giáo dục các em, gieo vào tâm trí các em nền tảng văn hóa giao thông sau này.

Việc xây dựng ý thức văn hóa giao thông, trong đó có ý thức sử dụng và tạo dựng văn hóa giao thông công cộng không thể nói là làm được ngay nhưng nếu chúng ta không quyết liệt làm ngay từ bây giờ, thì một hệ thống giao thông công cộng phổ cập và văn minh sẽ chỉ là mơ ước và nạn ùn tắc vẫn là thứ xuất hiện thường xuyên trên đường phố.

Cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 2

Cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 2 bắt đầu từ ngày 4-6-2020 đến hết ngày 31-5-2021, tập trung vào 3 chủ đề chính: Đô thị thông minh, Khởi nghiệp - Thương hiệu của TP HCM và Bản sắc văn hóa đô thị TP HCM.

Tác phẩm dự thi gửi qua địa chỉ email: bandoc@nld.com.vn (kèm thông tin liên lạc của tác giả: số điện thoại, địa chỉ nhà) hoặc gửi trực tiếp đến Báo Người Lao Động tại: 127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu (phường 6 cũ), quận 3, TP HCM.

Giải thưởng cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 2 gồm: 1 giải nhất 50 triệu đồng, 1 giải nhì 30 triệu đồng, 1 giải ba 20 triệu đồng và 2 giải khuyến khích, mỗi giải 10 triệu đồng.

Đơn vị đồng hành:

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Để dân ta không ngại đi xe buýt... - Ảnh 3.LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Để dân ta không ngại đi xe buýt... - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo