xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Để khởi nghiệp trở thành thương hiệu của TP HCM

Luật sư Phạm Ngọc Hưng (Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM)

"Đất lành chim đậu", TP HCM có sức hút mạnh mẽ với doanh nghiệp khởi nghiệp khi khơi gợi được khát vọng sáng tạo và mang lại cho họ một môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định

Những năm qua, hoạt động khởi nghiệp tại TP HCM phát triển mạnh mẽ nhờ hàng loạt chương trình ươm mầm, hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ về thuế, vốn, sở hữu trí tuệ…

Dồn sức cho khởi nghiệp

Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi trong giao thương, hội nhập cùng các nước trong khu vực ASEAN và thế giới, TP HCM có truyền thống tổ chức sản xuất - kinh doanh cũng như làm ăn, thông thương quốc tế. TP HCM cũng là nơi có nền kinh tế phát triển bậc nhất, giữ vị trí là trung tâm kinh tế của cả nước với GDP bình quân đầu người gấp rưỡi mức trung bình cả nước và đóng góp 1/4 GDP quốc gia.

Chưa hết, TP HCM có nguồn nhân lực hàng đầu cả nước với nhiều trường đại học, trường dạy nghề chất lượng cao; thu hút được lao động cao cấp ở tất cả các lĩnh vực quan trọng như tài chính - ngân hàng, công nghệ thông tin, thương mại, khoa học - công nghệ… Song song đó, văn hóa của mảnh đất Nam Bộ với sự hòa đồng, tin cậy; con người TP năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn bằng sáng kiến mới; cơ quan quản lý luôn lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm cho mọi hoạt động chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ hết sức cho hoạt động đổi mới… là những ưu thế riêng rất nổi trội khiến cho việc làm ăn của DN nói chung và DN khởi nghiệp tại TP HCM khá dễ dàng, thuận lợi.

DN khởi nghiệp tại TP HCM những năm gần đây đã phát triển rất mạnh mẽ về số lượng và chất lượng như một nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển chứ không đơn giản chỉ là một phong trào. Để có được điều này, ngoài những lợi thế sẵn có, TP HCM đã đẩy mạnh nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều chương trình do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP HCM (thuộc Thành Đoàn TP HCM) tổ chức như cuộc thi Start-up Wheel (Ý tưởng khởi nghiệp), sàn giao dịch đầu tư khởi nghiệp, vườn ươm DN trẻ. Ngoài ra còn có chương trình hỗ trợ vốn Speedup của Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM. Các hội, hiệp hội của TP HCM cũng triển khai được nhiều chương trình hỗ trợ DN khởi nghiệp thông qua hợp tác với nhiều chuyên gia kinh tế, thuế - hải quan, pháp luật để hỗ trợ, giải đáp thắc mắc trong quá trình hoạt động của DN. Chưa kể, nhiều đề tài khởi nghiệp mới mẻ trong các khu công nghệ cao cũng được hỗ trợ để thu hút được đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn; kết nối, giới thiệu sản phẩm trên các sàn giao dịch một cách hiệu quả.

Những chính sách hỗ trợ đó không chỉ tạo động lực cho DN khởi nghiệp tại TP mà còn truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ mạnh dạn khởi nghiệp, không sợ thất bại và sẵn sàng làm lại.

Lắng nghe người dân hiến kế: Để khởi nghiệp trở thành thương hiệu của TP HCM - Ảnh 1.

Những chính sách hỗ trợ của TP HCM không chỉ tạo động lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp mà còn truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ mạnh dạn khởi nghiệp. (Ảnh chỉ có tính minh họa)Ảnh: Hoàng Triều

"Bà đỡ" cho DN khai sinh

Để khởi nghiệp là thương hiệu của TP HCM, cần nhận thức rõ rằng những nỗ lực của DN khởi nghiệp trước hết là vì thành công và lợi nhuận của chính họ. Nếu TP HCM đã xác định sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp thì điều đầu tiên cần làm là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ về thủ tục hành chính, thị trường trong nước và kết nối với thị trường nước ngoài… để DN yên tâm hoạt động. Gánh trách nhiệm là "bà đỡ" cho DN khai sinh, TP sẽ thu lại được nhiều hơn từ chính những DN dần trưởng thành và hoạt động hiệu quả.

Về các nhóm giải pháp cần tiếp tục làm trong thời gian tới, quan trọng nhất vẫn là thu hút vốn. Nhà khởi nghiệp thường có vốn mỏng và bị thất bại bởi cụt vốn, lại không có tài sản thế chấp hoặc kế hoạch đầu tư kinh doanh hoàn chỉnh để vay được vốn ngân hàng. Do vậy, họ cần các nhà tư vấn hỗ trợ trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh để thu hút được vốn đầu tư. Sẽ tốt hơn nữa nếu TP HCM dành nguồn quỹ để xây dựng trung tâm hoặc sàn giao dịch cho các nhà khởi nghiệp tập trung tại đó kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác, trao đổi kinh nghiệm; hỗ trợ miễn phí hoặc cho thuê văn phòng, chỗ ngồi với giá ưu đãi nhất có thể để DN tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn thử nghiệm thị trường trước khi "bung" ra làm ăn chính thức.

Ngoài ra, DN rất cần hỗ trợ về mặt thông tin thị trường. Trong 90% DN khởi nghiệp thất bại, có số lượng lớn xuất phát từ nguyên nhân thiếu thông tin, dẫn đến không xác định được nhu cầu, quy mô của thị trường. Có sản phẩm nhưng không rõ thị trường có cần không, sức tiêu thụ ra sao, cần điều chỉnh thế nào để phù hợp hơn… thì dự án cũng thất bại. Hỗ trợ về mặt thị trường cũng không chỉ dừng ở cung cấp thông tin thực tế, dự báo xu hướng mà còn cần giúp tạo ra thị trường tiêu thụ cho DN hoặc kết nối họ đến các thị trường tiêu thụ tiềm năng. Bản thân DN cũng phải chủ động nghiên cứu, khảo sát thông tin thị trường trước khi bắt tay vào triển khai dự án; thậm chí, khi đã đạt được thành công bước đầu, vẫn cần khảo sát định kỳ để thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp thị hiếu thị trường.

Để đi xa hơn, cụ thể là đến được những thị trường khó tính và tự bảo vệ mình ở thị trường trong nước thì đăng ký chứng nhận sở hữu trí tuệ, giấy bảo hộ sáng tạo là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Điều này cũng thể hiện tính chuyên nghiệp của DN trong môi trường kinh doanh ngày càng hiện đại với nhiều quy chuẩn quốc tế.

Ươm mầm từ thế hệ sinh viên

Thế hệ sinh viên hiện nay đã khác xưa rất nhiều. Các em không còn tư tưởng kiếm một việc làm ổn định sau khi ra trường mà sẵn sàng dấn thân, trải nghiệm, sáng tạo. Ngay khi còn trong trường đại học, nhiều sinh viên đã có những sáng kiến rất hay, có giá trị thực tiễn nhưng nếu không có người dìu dắt, hướng dẫn... thì sản phẩm làm ra vẫn không đến được với thị trường. Do vậy, để đạt được mục tiêu 20% dự án khởi nghiệp thành công, cần quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa đến sáng kiến của những lứa khởi nghiệp tương lai ở các trường phổ thông, đại học.

Cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 2

Cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 2 tập trung vào 3 chủ đề chính: Đô thị thông minh, Khởi nghiệp - Thương hiệu của TP HCM và Bản sắc văn hóa đô thị TP HCM.

Tác phẩm dự thi gửi qua địa chỉ email: bandoc@nld.com.vn (kèm thông tin liên lạc của tác giả: số điện thoại, địa chỉ nhà) hoặc gửi trực tiếp Tòa soạn Báo Người Lao Động tại địa chỉ: 123-127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM.

Giải thưởng cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 2 gồm: 1 giải nhất 50 triệu đồng, 1 giải nhì 30 triệu đồng, 1 giải ba 20 triệu đồng và 2 giải khuyến khích, mỗi giải 10 triệu đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo