xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Để TP HCM ngày càng xanh - sạch - đẹp

Nguyễn Xuân Thủy

Môi trường xanh - sạch - đẹp là tiêu chí quan trọng trong phương hướng và chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, có chất lượng sống ngày càng tốt hơn

Những năm qua, TP HCM đã phát động nhiều phong trào, mô hình, ra nhiều chỉ thị, quy định… nhằm làm TP ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn và cũng đã đạt một số kết quả cũng như nhận được sự đồng thuận, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân. Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan đến môi trường đô thị vẫn chuyển biến chậm, cần có giải pháp khắc phục.

Phân loại rác phải làm đồng bộ, có chế tài

Từ năm 2006, TP HCM đã triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn nhưng đến nay vẫn còn ì ạch. Nguyên nhân vì người dân phân loại nhưng người thu gom rác vẫn cho chung vào xe; hoặc người này phân loại, người khác không phân loại nhưng vẫn được thu gom, dần dần người làm đúng sẽ nản và không làm nữa.

Để giải quyết tình trạng này, trước hết, cần triển khai đồng bộ từ phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý. Bắt đầu từ việc phân loại. Nên quy định màu bao rác, ví dụ màu xanh đựng rác hữu cơ, màu vàng đựng rác còn lại. Ban đầu TP có thể trích ngân sách trợ giá cho doanh nghiệp (DN) sản xuất túi đựng rác để bán cho người dân với giá rẻ; khi đã thành nền nếp thì bỏ dần trợ giá. Lợi ích chung đạt được sẽ nhiều hơn chi phí.

Đối với việc thu gom, bắt buộc các xe thu gom phải chia ngăn đựng rác hữu cơ và các loại rác còn lại. Xe vận chuyển, trạm xử lý cũng phải phân loại phù hợp cho 2 loại rác này, có thể chôn lấp rác hữu cơ, đốt phát điện các loại rác còn lại.

Đặc biệt, cần có chế tài đối với việc không phân loại rác. Nếu gia đình nào không phân loại rác (trước hết dùng túi đúng màu, sau có thể kiểm tra phân loại rác bên trong túi, kiểm tra một cách ngẫu nhiên) thì không thu gom. Xe đẩy nào không phân loại rác thì không được đổ vào xe tải ép rác. Lập các tổ kiểm tra có chức năng xử phạt, kết hợp dùng camera kiểm tra và xử phạt các hành vi ném rác, đổ trộm rác ra đường (dĩ nhiên có quy định xử phạt cụ thể từng hành vi, ai có thẩm quyền phạt, phạt khi nào, cách thức phạt... vì hiện có nhiều quy định xử phạt nhưng không ai kiểm tra và thực hiện).

TP cũng đã ban hành các kế hoạch phân loại xử lý rác. Tuy nhiên, nội dung kế hoạch này rất dài, chung chung nên khó đến được đa số người dân. Vì vậy, việc tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, xử phạt cần làm đơn giản, dễ hiểu, đồng bộ từ quận - huyện, phường - xã đến từng tổ dân phố và từng gia đình.

Lắng nghe người dân hiến kế: Để TP HCM ngày càng xanh - sạch - đẹp - Ảnh 1.

Xe thu gom rác thô sơ, không phân chia ngăn đựng rác hữu cơ và các loại rác còn lại khiến cho việc phân loại rác của người dân thành “vô nghĩa”Ảnh: Thiên Thảo

Lập đội cảnh sát môi trường - đô thị

Hiện nay, do phân cấp quản lý nên thiếu sự liên kết thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý. Ví dụ xe lưu thông lâu ngày thì bụi, rác đọng lại nhiều tại chân dải phân cách giữa đường. Trách nhiệm quét dọn thuộc ngành giao thông, nếu họ không làm thì mưa đến rác, bụi, cát trôi xuống cống. Công ty môi trường đô thị có trách nhiệm quét dọn vệ sinh hai bên đường và vỉa hè nhưng nhiều chỗ làm không đến nơi đến chốn, nhiều miệng hố ga không có lược chắn khiến rác, cát chảy vào lòng cống. Ngành thoát nước cũng không nạo vét hố ga, lòng cống định kỳ. Hậu quả mưa to, cả TP ngập lênh láng do nghẹt cống thoát nước.

Nên chăng rà soát, sắp xếp lại tạo sự liên kết công việc và trách nhiệm giữa các ngành, các đơn vị. Ví dụ, trên một đoạn đường, giao một đơn vị chịu trách nhiệm từ việc vệ sinh quét dọn dải phân cách giữa đường, hai bên ven đường, vỉa hè, nạo vét hố ga…, bảo đảm việc thoát nước.

Ô nhiễm khói trong TP chủ yếu do phương tiện đi lại gây nên. Trên đường còn hàng ngàn ôtô xả khói đen; nhiều xe máy có tuổi đời mấy chục năm vẫn vô tư chạy vì chẳng có quy định nào cấm.

Cần khẩn trương ban hành quy định tiêu chuẩn khí thải cho xe máy, buộc các hãng sản xuất xe máy tuân thủ tiêu chuẩn. Người sử dụng xe máy phải sửa chữa, bảo trì để không thải khói vượt mức quy định. Sau một thời hạn ấn định, TP lập các đội cảnh sát môi trường - đô thị tuần tra trên đường. Lực lượng này được trang bị máy đo khí thải và có quyền xử phạt nếu xe máy, ôtô không đạt tiêu chuẩn khí thải. Đội cảnh sát môi trường - đô thị cũng được giao chức trách và nhiệm vụ để xử phạt các vấn đề liên quan môi trường như xả rác ra đường, kênh rạch, cống thoát nước; tiểu bậy, vẽ bậy… Ngân sách TP phải tăng thêm một khoản chi cho các đội cảnh sát môi trường - đô thị này nhưng hiệu quả đem lại rất lớn, chưa kể số tiền xử phạt có thể trang trải, nuôi được lực lượng này.

Dẹp vỉa hè không khó

Hầu hết vỉa hè đang bị chiếm dụng. Nhiều nơi tổ chức các đợt ra quân nhưng chẳng khác nào "bắt cóc bỏ dĩa" do ngoài một bộ phận người dân mưu sinh vỉa hè, phía sau còn lợi ích nhóm, bảo kê.

Vì vậy, cần lập các đội trật tự cơ động nhưng không theo địa bàn (tránh nể nang hoặc tay trong, lợi ích nhóm), có đại diện cấp TP (sở), cùng sự tham gia chéo của các thành viên không liên quan lợi ích (ví dụ huy động công an, trật tự đô thị của quận - huyện khác) tiến hành kiểm tra. Sau khi dẹp xong, phải có biên bản bàn giao trách nhiệm quản lý cho chính quyền địa phương. Định kỳ hoặc đột xuất, các đội cơ động kiểm tra, khu vực nào bị tái lấn chiếm thì quy trách nhiệm và xử lý kỷ luật cán bộ chính quyền địa phương đó.

Tổng giá trị giải thưởng hiến kế: 100 triệu đồng

Ngay sau Kế hoạch số 305-KH/TU ngày 29-8-2019 của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM về "Khảo sát, tiếp nhận ý kiến của người dân góp phần xây dựng TP HCM sáng tạo đi đầu, cùng cả nước, vì cả nước" được triển khai, ngày 24-9, Báo Người Lao Ðộng đã phát động cuộc thi với chủ đề "Lắng nghe người dân hiến kế". Cuộc thi nhằm tiếp nhận những ý kiến có thể triển khai trong thực tế để đăng tải trên các phương tiện xuất bản của Báo Người Lao Ðộng.

Nội dung tác phẩm dự thi là những hiến kế gần gũi với đời sống, phục vụ tốt cho cộng đồng và sự phát triển của TP cũng như cả nước; những hiến kế về việc xây dựng, sửa chữa, quy hoạch đô thị, giao thông, cầu đường, cải cách hành chính, giáo dục, y tế, khởi nghiệp... Tác phẩm chưa từng gửi đăng bất kỳ trên báo, tạp chí nào.

Ðối tượng tham gia là người lao động trên cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài; chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nhân... Các tác phẩm dự thi được tính từ ngày 24-9 đến hết ngày 31-12-2019. Các tác phẩm dự thi gửi về: Báo Người Lao Động - 123-127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM hoặc gửi về địa chỉ email: bandoc@nld.com.vn; (vui lòng để lại thông tin liên hệ (số điện thoại). Sẽ có một giải nhất (50 triệu đồng), một giải nhì (30 triệu đồng) và 2 giải ba (mỗi giải 10 triệu đồng) được công bố và trao vào quý I/2020.

Đơn vị dồng hành:

Lắng nghe người dân hiến kế: Để TP HCM ngày càng xanh - sạch - đẹp - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo