xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lẽ nào bất lực với tham nhũng?

Phạm Hồ

Điều nguy hiểm nhất không phải không phát hiện tham nhũng mà chính là muốn sống chung cùng tham nhũng

Rất nhiều tỉnh, thành đã tổ chức họp HĐND, qua đó công bố kết luận thanh tra cho thấy không phát hiện tham nhũng. Trước kết quả này, hầu hết bạn đọc cho rằng không thấy vui mà chỉ lo và buồn.

“Tham nhũng bây giờ cứ ngang nhiên diễn ra, thách thức người dân, bào mòn nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội nhưng các cơ quan chức năng lại kết luận không phát hiện được. Sao không lo và buồn cho được?” - bạn đọc Nguyễn Thế Thanh bày tỏ.

Nhiều bạn đọc không ngần ngại chỉ rõ xây một căn nhà cấp 4, lập tức bao nhiêu cán bộ từ phường đến quận “hỏi thăm”. Xin giấy phép kinh doanh, thủ tục hải quan, làm hồ sơ hoàn thuế, mua bán nhà đất cho đến đi xe bị thổi phạt... đều phải “lót tay”. Thực tế hiển hiện như vậỵ, ai cũng thấy nhưng vì sao các báo cáo về tham nhũng cứ “đẹp như mơ”?

Bạn đọc Trần Lâm chứng minh: “Cán bộ được trả lương bao nhiêu mà sao rất nhiều người giàu thế? Nhà biệt thự, con cái du học nước ngoài, đất đai dự trữ... Sao chẳng thấy cơ quan nào điều tra, xem họ giải trình thế nào? Người dân ai cũng thấy vô lý, nghi ngờ nhưng các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ phòng chống tham nhũng lại không thấy”.

Tại hội thảo quốc tế “Xây dựng thiết chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn” do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ở Quảng Ninh ngày 10-12, nhiều đại biểu nói thẳng: “Tham nhũng đầy ra đấy. Tài sản cán bộ ngút ngàn nhưng địa phương nào cũng báo cáo cán bộ của mình rất trong sạch”. Điều này minh chứng hoặc cơ quan chức năng kém năng lực hoặc tham nhũng quá đại trà, quá mạnh đã chi phối được những cuộc thanh tra.

“Đáng ngại nhất chính là tham nhũng quá phổ biến đến nỗi nhiều người xem đó là chuyện... bình thường. Có nghĩa là chúng ta nghiễm nhiên chấp nhận nó cho dù tham nhũng đang hủy hoại những thành tựu mà nhân dân cố gầy dựng, tàn phá bao cuộc đời người dân lương thiện, gây bất bình đẳng xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Luật Phòng chống tham nhũng đã có 10 năm nhưng kết quả thực thi luật này xem ra quá ít ỏi, cách quá xa so với kỳ vọng của người dân” - bạn đọc Nguyễn Thành nhận định.

Trong ngày Thế giới phòng chống tham nhũng (9-12) Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nhận định: “Tham nhũng là một dạng tội phạm làm bào mòn xã hội”. Ông kêu gọi các nước hợp lực, chung tay phòng chống tham nhũng. Mô hình phòng chống tham nhũng thành công không thiếu, vấn đề là chúng ta có thật sự cương quyết loại bỏ tham nhũng hay không.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo