xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liều "vắc-xin tinh thần" quý giá trong đại dịch

Nguyễn Thuận thực hiện

Chương trình "Vắc-xin tinh thần" nhằm giúp ổn định "an sinh tinh thần" trong và sau đại dịch, hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thương tinh thần do ảnh hưởng, di chứng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội

Đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát gần 5 tháng qua, làm đảo lộn cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người dân. Trước thực tế đó, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH-NV) - ĐHQG TP HCM đã triển khai chương trình "Vắc-xin tinh thần" để hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho người dân. Phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với PGS-TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TP HCM, về chương trình này.

Phóng viên: Thưa PGS-TS, điều gì thôi thúc nhà trường thực hiện chương trình "Vắc-xin tinh thần"?

- PGS-TS NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN: Qua dữ liệu trong nghiên cứu "Sức bật tinh thần và các triệu chứng cơ thể của người Việt trong đại dịch Covid-19" của Trường ĐH KHXH-NV với 1.300 người tham gia khảo sát, cho thấy gần 500 người cần tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong dịch Covid-19, chiếm tỉ lệ 40%. Thực tế cũng chỉ ra để đương đầu với căng thẳng, âu lo, sự mất kết nối và nhiều tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 gây ra, người ta rất cần được hỗ trợ tâm lý.

Liều vắc-xin tinh thần quý giá trong đại dịch - Ảnh 1.

PGS-TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQG TP HCM

Thời gian qua, nhiều tổ chức đã có những hoạt động hỗ trợ tâm lý cho người dân và có những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp và tác động mạnh mẽ của đại dịch, với trách nhiệm xã hội và khả năng của mình, chúng tôi nhận thấy cần chung tay cùng TP HCM, hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Hiện tại, đội ngũ tham gia chương trình này gồm bao nhiêu người? Xây dựng hệ thống vận hành như thế nào, thưa PGS-TS?

- "Vắc-xin tinh thần" là chương trình phi lợi nhuận, sẽ tiếp cận theo hướng ngăn ngừa, can thiệp chữa trị và phục hồi. Với hướng tiếp cận đẩy lùi đại dịch Covid-19 = 5T + "vắc-xin tinh thần", chương trình thực hiện thông điệp "Bình tĩnh sống để chống dịch lâu dài" của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid 19; hướng tới mục tiêu động viên sức mạnh tinh thần, củng cố niềm tin, giải quyết các vấn đề tâm lý của người dân, đội ngũ y tế và các lực lượng tuyến đầu, ổn định "an sinh tinh thần" trong và sau đại dịch, hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thương tinh thần do ảnh hưởng, di chứng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội.

Hiện chương trình có sự tham gia của hơn 150 chuyên gia tham vấn, trị liệu, các chuyên viên tư vấn và đội ngũ quản lý chương trình, đội ngũ thực hiện công tác hành chính. Ngoài việc tư vấn trực tuyến, các chuyên gia sẽ tham gia tổ chức những chương trình radio, livestream... để cung cấp kiến thức phòng ngừa.

Đối với bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện dã chiến, các chuyên viên tư vấn sẽ tiếp xúc trực tiếp để tư vấn theo sự phân công của bệnh viện, bảo đảm nguyên tắc an toàn trong phòng chống dịch.

Khi tiếp nhận, quy trình sàng lọc sẽ ra sao để bảo đảm tư vấn, điều trị phù hợp từng đối tượng và mức độ? Đến thời điểm này, chương trình đã đạt được hiệu quả như thế nào?

- Chương trình "Vắc-xin tinh thần" được bắt đầu triển khai từ ngày 5-9, dự kiến kết thúc vào cuối năm 2022 hoặc kéo dài hơn tùy vào tình hình diễn tiến của đại dịch. Khi tiếp nhận thân chủ, chương trình sẽ thực hiện sơ vấn với đội ngũ có chuyên môn về tâm lý. Sau khi có những thông tin cơ bản về cá nhân, vấn đề cần được hỗ trợ, quản lý ca sẽ tiến hành sàng lọc và lên lịch hẹn với chuyên gia phù hợp. Căn cứ vào tình trạng của mỗi thân chủ, chuyên viên tâm lý sẽ lên kế hoạch can thiệp và thực hiện cho đến khi đạt được mục tiêu trị liệu.

Liều vắc-xin tinh thần quý giá trong đại dịch - Ảnh 2.

Chuyên gia tâm lý Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM tư vấn tâm lý cho người dân. (Ảnh do nhà trường cung cấp)

Bình quân mỗi ngày, bộ phận tư vấn nhận được khoảng 400-500 trường hợp, đa phần người dân gặp những vấn đề tâm lý từ thể nhẹ đến thể nặng như: căng thẳng, lo âu, mất ngủ, bất an, bứt rứt, tiêu cực, thậm chí trầm cảm, có ý định tự sát... Chúng tôi còn chủ động gọi đến cho các bệnh nhân đang điều trị Covid-19 để hỗ trợ tâm lý. Chương trình cũng thiết lập đường dây nóng 1022 (nhánh 6) hỗ trợ tư vấn tâm lý và 0987111801 (tổng đài của chương trình "Vắc-xin tinh thần") từ 8 giờ đến 20 giờ mỗi ngày.

Đến thời điểm này, hiệu quả bước đầu của chương trình rất tốt và như dự liệu của chúng tôi. Với nội dung phòng ngừa phổ quát, số người dân tiếp cận với chương trình khá cao. Tuy nhiên, đó mới chỉ là kết quả ban đầu, chúng tôi liên tục đánh giá để có giải pháp điều chỉnh công tác thực hiện cho phù hợp.

Trong quá trình thực hiện, chương trình đã gặp những khó khăn và có những thuận lợi gì?

- Dù có khó khăn nhưng chúng tôi cũng có nhiều thuận lợi hơn nhờ sự quan tâm của lãnh đạo TP HCM; sự đồng hành của các chuyên gia tâm lý, các nhà nghiên cứu và giảng viên tâm lý học. Quan trọng là sự đồng hành của Hội Tâm lý học Việt Nam; sự phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo các bệnh viện dã chiến do các bệnh viện phụ trách như: Da Liễu, Bình Dân, Chợ Rẫy, Từ Dũ. Đặc biệt, chúng tôi được sự hưởng ứng của người dân TP HCM trong việc thực hiện chương trình.

Cùng với đó là sự đồng hành của Báo Người Lao Động, Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM, Ban Khoa học và Đời sống - Báo Tri thức và Cuộc sống.

Chúng tôi rất trân trọng sự hợp tác của Báo Người Lao Động trong việc chuyển tải đến bạn đọc những bài viết chuyên môn về tâm lý trong đại dịch, trả lời thắc mắc của bạn đọc và thực hiện các sản phẩm video tư vấn tâm lý cho bạn đọc của báo. Đây cũng là một cách để tiếp sức với TP HCM đẩy lùi và khắc phục các hậu quả của đại dịch. Chúng tôi hy vọng sẽ thật nhiều bạn đọc tiếp cận và thu nhận được những kiến thức, thông tin hữu ích qua chương trình.

Mời bạn đọc tham gia

Kể từ số báo hôm nay, để phối hợp thực hiện chương trình "Vắc-xin tinh thần" của Trường ĐH KHXH-NV - ĐHQG TP HCM, mỗi tuần, trên trang Sức khỏe trong đại dịch của Báo Người Lao Động (số ra thứ tư, thứ bảy) sẽ có chuyên mục "Vắc-xin tinh thần" với các bài viết về sức khỏe tâm thần của người dân trong đại dịch, do các chuyên gia về sức khỏe tâm thần thực hiện. Trên trang Bạn đọc (số báo thứ hai, tư, sáu) và trên Báo Người Lao Động điện tử (nld.com.vn) sẽ có mục Phòng mạch tâm lý.

Bạn đọc có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn những vấn đề khủng hoảng tâm lý do tác động từ đại dịch Covid-19, cần can thiệp các vấn đề về sức khỏe tinh thần cộng đồng..., vui lòng gửi câu hỏi về địa chỉ email: bandoc@nld.com.vn; hoặc phản hồi dưới mỗi thông tin bài viết về "Vắc-xin tinh thần" đăng trên Báo Người Lao Động. Chúng tôi sẽ chuyển ngay đến các chuyên gia để kịp thời tư vấn.

Trân trọng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo