xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghĩa vụ thiêng liêng đặt lên hàng đầu

Phạm Dũng - Thế Kha

Cần có chính sách trọng dụng người tài sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, để họ có công ăn việc làm ổn định, được hưởng những ưu đãi nhất định

Ngay khi dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) được trình Quốc hội (QH), nhiều người đã và đang là đại biểu QH đã bày tỏ sự đồng tình, mong muốn nghĩa vụ quân sự được thực hiện nghiêm túc.

Thật xấu hổ khi trốn nghĩa vụ quân sự

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, cho biết: Từ năm 1981 đến nay, chúng ta đã 3 lần bổ sung, sửa đổi thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự để phù hợp với Hiến pháp, điều kiện kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

Luật Nghĩa vụ quân sự xây dựng năm 1981, khi đất nước đang xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, nên thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự là 3 năm. Sau đó, tình hình đất nước ổn định, QH sửa lại còn 18 tháng. Lần bổ sung, sửa đổi này nâng thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 18 tháng lên 24 tháng là có lý do.

 

Thanh niên TP HCM hăng hái lên đường nhập ngũ năm 2014Ảnh: Phan Anh
Thanh niên TP HCM hăng hái lên đường nhập ngũ năm 2014Ảnh: Phan Anh

“Có người nghĩ rằng nâng từ 18 tháng lên 24 tháng thì có lẽ đất nước sắp chiến tranh. Điều này không đúng bởi nâng thời hạn nghĩa vụ quân sự là nhằm đào tạo những người có kiến thức, trình độ, năng lực quân sự trở thành lực lượng chính quy, tinh nhuệ, đủ sức chiến đấu trong mọi trường hợp” - bà Hoài Thu lý giải.

Về vấn đề người học đại học nhập ngũ, bà Hoài Thu cho rằng việc này nhằm bảo đảm công bằng cho mọi thanh niên. Hiện số người nhập ngũ có trình độ đại học chưa tới 5%, trong khi đại đa số thanh niên nhập ngũ là con em nông dân, người nghèo…

Thực tiễn cho thấy có 2 xu hướng: bằng mọi cách trốn nghĩa vụ quân sự vì sợ mệt nhọc, cực khổ hoặc tìm mọi cách cho con mình được đi nghĩa vụ quân sự vì chính sách hấp dẫn của quân đội. Hai xu hướng này đều sai. Phải làm cho thanh niên ý thức rằng đó là nghĩa vụ thiêng liêng, phải đặt lên làm đầu. Thanh niên có trình độ học vấn, chuyên môn giỏi khi vào quân đội sẽ được bố trí công việc phù hợp năng lực, sở trường. Nhà nước cần có chính sách để trọng dụng người tài sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, để họ có công ăn việc làm ổn định, được hưởng những ưu đãi nhất định. Thật đáng xấu hổ cho những người có tư tưởng trốn nghĩa vụ quân sự.

Nâng chất quân đội, bảo đảm công bằng

Đề cập quy định nâng độ tuổi nhập ngũ lên 27, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Đào Trọng Thi bày tỏ: “Tôi ủng hộ việc nâng tuổi nhập ngũ. Vấn đề này nhằm tăng cường chất lượng quân đội và bảo đảm công bằng giữa người đi học và người không đi học. Nếu cứ quy định độ tuổi nhập ngũ đến 25 thì sẽ có rất nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học không phải nhập ngũ”.

Ông Đào Trọng Thi cho rằng một bất cập trong quy định hiện hành - về việc học sinh nhận giấy báo nhập học cao đẳng, đại học cùng lúc với giấy báo nhập ngũ thì phải ưu tiên nhập ngũ trước - cũng được dự luật lần này khắc phục, tạo điều kiện cho tạm hoãn để họ học xong mới thực hiện nghĩa vụ. Nhằm bảo đảm công bằng, minh bạch, nếu thấy cần thiết thì trong thời gian tuyển quân có thể thành lập các đường dây nóng để người dân phản ánh về những chuyện tiêu cực, bất công trong tuyển chọn người nhập ngũ.

Nhìn nhận về thời gian tại ngũ, ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của QH, cho biết: Quan điểm của ủy ban là thống nhất thời gian nhập ngũ 24 tháng với tất cả đối tượng khi thực hiện nghĩa vụ quân sự để bảo đảm mục tiêu bình đẳng giữa mọi công dân. Vấn đề này cũng đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, từng bước tiến tới hiện đại. Có một số lực lượng phải tiến thẳng lên hiện đại đang được trang bị các phương tiện kỹ thuật như không quân, hải quân, tác chiến điện tử... Vì vậy, cần tăng thời hạn tại ngũ để đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.

Hiện nay, chúng ta thực hiện thời hạn tại ngũ 18 tháng và mỗi năm tuyển quân 2 đợt, gây khó khăn cho sự chuẩn bị của các đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu. “Khác với quân đội các nước, quân đội ta với 3 chức năng: đội quân công tác, đội quân chiến đấu và đội quân lao động sản xuất để đáp ứng nhu cầu xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng đất nước. Vì thế, nâng thời hạn tại ngũ là cần thiết” - ông Thi nhìn nhận.

 

Sinh viên còn nhiều lo ngại

Nhiều sinh viên cho rằng nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ thiêng liêng, ai cũng phải thực hiện. Vấn đề là phải xem xét làm thế nào để họ được cống hiến cho đất nước nhiều nhất. Sinh viên Hoàng Văn Nhật, Trường ĐH Sài Gòn, thắc mắc: “Tại sao phải phân loại sinh viên hệ chính quy mới được tạm hoãn gọi nhập ngũ? Như vậy có được xem là phân biệt đối xử không? Rất nhiều người không học chính quy vẫn làm việc và thực hiện tốt nghĩa vụ với đất nước”.

Bạn Trần Duy Lương, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM, đề nghị xem xét thời gian tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cho hợp lý. Theo Lương, tốt nghiệp đại học mà nhập ngũ ngay thì kiến thức học ở trường sẽ bị lãng quên, như thế sẽ không sử dụng được kiến thức vào công việc sau khi giải ngũ nên khả năng thất nghiệp rất cao.

S.Hoàng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo