xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhàm chán du lịch miền Tây

Bài và ảnh: Ca Linh

Sản phẩm đơn điệu, tay nghề đội ngũ nhân viên kém, thiếu đầu tư… đã không phát huy được tiềm năng du lịch to lớn của ĐBSCL

Khác biệt với miền Trung và miền Bắc, ĐBSCL có khí hậu ôn hòa, nắng quanh năm, rất cuốn hút khách du lịch nước ngoài, nhất là những du khách đến từ xứ lạnh. Sông Mê Kông được khách châu Âu xem như huyền thoại và là 1 trong 10 con sông đẹp nhất thế giới. Các con rạch cũng rất đẹp nhờ những vườn cây, ruộng lúa xanh mướt hai bên bờ… Lợi thế là vậy nhưng cách khai thác du lịch của vùng này hầu như không có gì ấn tượng.

Để “người ngoài” khai thác

Ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Công ty Viet Excursion, ngậm ngùi: “Đi một vòng Cần Thơ thấy sản phẩm du lịch dành cho khách quốc tế quá ít, chỉ quanh quẩn là chợ nổi Cái Răng, đình Bình Thủy, nhà cổ, chùa Khmer... Điều đáng nói là so với 20 năm về trước, chợ nổi Cái Răng không có gì khác biệt. Nếu du khách ở nơi đây 2-3 ngày thì không biết làm gì cho hết thời gian”.

ĐBSCL cần tạo ra sản phẩm đặc thù riêng cho từng địa phương để thu hút khách du lịch
ĐBSCL cần tạo ra sản phẩm đặc thù riêng cho từng địa phương để thu hút khách du lịch

Theo ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty Du lịch Vòng Tròn Việt, các điểm tham quan ở ĐBSCL không nhiều. Mật độ kiến trúc hay di tích có giá trị tham quan khá thưa, không có các thắng cảnh hùng vĩ tập trung trong một diện tích nhỏ hoặc nằm gần nhau. Giao thông khó khăn, chưa có các khách sạn tầm cỡ, tay nghề nhân viên du lịch yếu… “Một ngày, nếu khách đi du lịch miền Trung có thể tham quan 3-5 điểm thì ở ĐBSCL chỉ 1-2 điểm, còn lại có chủ đề trùng lắp” - ông Huê nói.

Hiện du khách chỉ chọn tour đi ĐBSCL trong 1-2 ngày. Nếu đi từ TP HCM đến Mỹ Tho (Tiền Giang) thì họ có thể ghé sang Vĩnh Long, không qua Cần Thơ hoặc chọn tour ngược lại. Nguyên nhân là do đi tham quan một địa phương thì du khách đã có thể hình dung địa phương khác có những gì. Điều đáng buồn là dòng sông Tiền và sông Hậu của vùng ĐBSCL có thể khai thác du lịch cao cấp nhưng sản phẩm này lại bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, nhiều công ty nước ngoài đang tận dụng hai dòng sông này để làm du lịch. Trên dòng sông Hậu, đoạn chảy qua địa phận Cần Thơ, nhiều hãng lữ hành nước ngoài tổ chức dịch vụ ngủ thuyền cao cấp trên sông. Giá thấp nhất hiện nay là 150 USD/khách/đêm và phổ biến là 450 USD/khách/đêm. Cá biệt, có những thuyền ngủ đêm với giá khoảng 1.000 USD/khách/đêm. Khách nước ngoài chọn thuyền ngủ đêm để thưởng thức phong cảnh ven sông, thực phẩm tươi sống và tắm nắng. “Nhân viên phục vụ trên những thuyền này cũng là người nước ngoài, nhiều nhất là Campuchia. Họ không thuê nhân viên ở ĐBSCL vì ngoại ngữ yếu, nghiệp vụ thấp và nhất là không chịu được áp lực công việc” - ông Phan Xuân Anh nói.

Định hướng du lịch cộng đồng

Với những thế mạnh như trên, hướng đi rất phù hợp cho ĐBSCL là du lịch cộng đồng. Ông Phan Đình Huê kiến nghị: “Du lịch cộng đồng là hướng đi cho vùng này vì nó sẽ phát huy được lợi thế phong cảnh đồng quê, tận dụng cơ sở vật chất là nhà dân, bán được nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ và dễ dàng xin tài trợ từ các tổ chức quốc tế”.

Theo ông Huê, chỉ cần đón được 4 khách/ngày, với mức lãi tối thiểu từ dịch vụ ăn, nghỉ là 10 USD/khách thì thu nhập của một hộ không dưới 20 triệu đồng/tháng. Đây là loại hình kinh doanh gần như không cần bỏ vốn đầu tư, không rủi ro như trồng lúa hay nuôi cá nhưng tỉ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, các địa phương cần định hướng sản phẩm du lịch cộng đồng riêng cho phù hợp, tránh trùng lắp và nên đào tạo người dân cách phục vụ khách. “Chẳng hạn như Tiền Giang và Vĩnh Long là nhà vườn, Cần Thơ sinh hoạt chợ nổi, An Giang gắn với núi, Đồng Tháp mùa nước nổi và đô thị cổ Sa Đéc…” - ông Huê nêu ví dụ.

TP Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL nhưng chưa phát huy vai trò “đầu tàu” để vực dậy ngành du lịch cho cả vùng. PGS-TS Lưu Thanh Đức Hải, giảng viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường ĐH Cần Thơ, phân tích: “Qua nghiên cứu cho thấy du lịch của Cần Thơ chỉ ở mức trung bình khá, đứng sau cả An Giang và Kiên Giang. Với những lợi thế sẵn có và sự phát triển về kinh tế - xã hội, sản phẩm du lịch đặc thù của TP này trong thời gian tới có thể phát huy là MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo…) gắn với sinh thái và văn hóa”.

Đi du lịch gặp... rác

Một lãnh đạo của TP Cần Thơ cho biết khi ông dẫn khách nước ngoài đi tham quan hồ Xáng Thổi nằm trong nội ô TP thì thấy rác nổi lềnh bềnh làm ai nấy đều ái ngại.

Kênh rạch đi vào các điểm du lịch của huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) cũng đều có rác bao phủ. Chợ nổi Cái Răng là điểm đến nổi tiếng của Cần Thơ nhưng thuyền du lịch phải chen chúc trong lềnh bềnh rác. Đó không chỉ là thực trạng riêng ở Cần Thơ mà khá phổ biến tại các điểm du lịch của những địa phương khác.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo