xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải nghĩ đến “hậu ASIAD”

Bài và ảnh: Mạnh Duy

Lo lắng của người dân là sau khi tổ chức ASIAD thì làm sao để các công trình hạ tầng không lãng phí

Ngay trong phiên giải trình của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Hoàng Tuấn Anh trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã rất lo lắng về việc sau khi đầu tư lớn cho hạ tầng phục vụ ASIAD thì những công trình này sẽ không được sử dụng hiệu quả.

Bài toán hiệu quả công trình

Trong phiên giải trình trên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã thẳng thắn nêu quan điểm: “Với công trình làng vận động viên, tôi nghĩ phải có tính toán, không nên đầu tư xây mới bởi sau ASIAD sẽ bán các công trình này để thu hồi vốn như chung cư nhưng thị trường bất động sản bây giờ rất khó. Nên rà soát lại cơ sở lưu trú, chung cư hiện có để tận dụng thì tiết kiệm được một khoản đáng kể”. Ngoài dự án trên, Bộ Tài chính cũng cho rằng phải xem lại dự án xây dựng đường đua xe đạp lòng chảo có mức đầu tư tới 100 triệu USD.

 

Vấn đề sử dụng các công trình phục vụ những sự kiện thể thao đang được người dân quan tâm. Trong ảnh: Nhà Thi đấu Phú Thọ, TP HCM - công trình phục vụ SEA Games 22 hiện nay rất ít được sử dụng Ảnh: TẤN THẠNH
Vấn đề sử dụng các công trình phục vụ những sự kiện thể thao đang được người dân quan tâm. Trong ảnh: Nhà Thi đấu Phú Thọ, TP HCM - công trình phục vụ SEA Games 22 hiện nay rất ít được sử dụng Ảnh: TẤN THẠNH

 

Liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ ASIAD 18, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nêu ý kiến: “Với một sự kiện lớn và tầm cỡ quốc tế như Á vận hội, không thể không xây dựng những công trình đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sau đại hội, các công trình này phát huy hiệu quả, không bị xuống cấp”.

Theo ông Dương Trung Quốc, việc đầu tư công trình thuộc trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng nhưng quản lý các công trình ấy lại là Bộ VH-TT-DL. “Nếu không có SEA Games 22, chúng ta cũng sẽ không có những công trình tầm cỡ như sân vận động Mỹ Đình và một số công trình khác nhưng các công trình này đã cho hiệu quả phục vụ tối ưu sau SEA Games hay chưa lại là câu hỏi mà ngành VH-TT-DL phải trả lời” - ông Quốc nói.

Về quan điểm cho rằng không nên đăng cai tổ chức ASIAD dù phải nộp phạt, ông Dương Trung Quốc cho rằng: “Nên nhìn về ASIAD bằng sự tích cực vì dù sao Việt Nam cũng đã nhận quyền đăng cai rồi. Đây cũng là cơ hội để ngành VH-TT-DL khắc phục những yếu kém trong việc quản lý các công trình, khai thác tốt những hạ tầng có được sau ASIAD”.

Tránh phô trương, hình thức

Ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, cho rằng với một khối lượng công trình khổng lồ phục vụ ASIAD và những yêu cầu rất khắt khe của Hội đồng Olympic châu Á, Việt Nam sẽ phải xây mới rất nhiều công trình. Trong khi đó, tính toán của Bộ VH-TT-DL cho thấy chúng ta có tới 80% cơ sở vật chất đủ điều kiện phục vụ ASIAD sau khi nâng cấp là thiếu cơ sở thực tế và chỉ để trấn an dư luận. Theo ông Minh, các công trình phục vụ SEA Games 22 và Asian Indoor Games 2 mà Việt Nam từng đăng cai cũng còn lãng phí khá nhiều và chưa phát huy hiệu quả. “Đầu tư thêm và xây mới là việc không tránh khỏi nhưng nếu không có tính toán để sử dụng các công trình đó ra sao thì chắc chắn sẽ dẫn tới sự lãng phí khổng lồ” - ông Minh cảnh báo.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, lại đề cập một khía cạnh lãng phí, phô trương mà chúng ta rất hay mắc phải: “Tôi thấy Việt Nam thường tổ chức những lễ khai mạc, bế mạc rất hoành tráng với mục tiêu gây ấn tượng trong mắt bạn bè quốc tế. Thậm chí, nhiều nước giàu còn bất ngờ vì với điều kiện kinh tế của Việt Nam nhưng tổ chức những buổi lễ khai mạc, bế mạc tới mức họ cũng phải choáng ngợp, trong khi đó chỉ là những thứ hình thức, có thể tiết kiệm được”.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và GS-TS Nguyễn Minh Thuyết đều cùng quan điểm khi cho rằng phải xem xét và tính toán cụ thể xem sau ASIAD, chúng ta có thu được những điều thiết thực hay không chứ không thể nói chung chung là nâng cao vị thế, uy tín. Yêu cầu bức thiết phải có môi trường thể thao nhà nghề chứ không thể cái gì cũng bắt nhà nước bỏ kinh phí khổng lồ đầu tư, sau đó công trình “đắp chiếu”. 

 

Phải giám sát, quản lý chặt

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho biết thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, ông có theo dõi quá trình Việt Nam thống nhất chủ trương và giành quyền đăng cai ASIAD. Quốc hội vẫn sẽ thực hiện chức năng giám sát và Chính phủ có nhiệm vụ quan trọng là quản lý quá trình đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ ASIAD để tránh lãng phí và sau này có thể khai thác tốt.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo