xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải thay đổi sách và cách dạy sử

PGS Nghiêm Đình Vỳ (nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương)

Lịch sử trong chương trình - sách giáo khoa mới không viết như hiện nay mà viết dưới dạng kể chuyện kết hợp giữa lịch sử và địa lý; tăng cường cho học sinh học tập qua di sản, bảo tàng, di tích lịch sử…

Không phải bây giờ dư luận mới lên tiếng về việc dân ta, đặc biệt là giới trẻ, ú ớ sử ta.

Môn sử luôn ở vị thế thấp kém

Giới trẻ hiện nay không ít người chạy theo xu thế hiện đại, thực dụng. Hầu hết học sinh xem môn sử là môn phụ không cần học, nếu học chỉ để cho đủ điểm. Những gì liên quan đến kinh tế, tài chính, ngân hàng, xây dựng, rồi cả khoa học tự nhiên… thì được nồng nhiệt đón nhận, quan tâm còn khoa học xã hội, nhất là môn lịch sử, ở vị thế thấp kém vì cơ hội xin việc làm không nhiều, thu nhập thấp. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã không mặn mà học sử thì ra đời không thiết tha với sử Việt là lẽ đương nhiên.

Thêm vào đó, chương trình - sách giáo khoa (SGK) chưa hay dù bảo đảm giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, truyền thống nhưng còn nhiều hạn chế, thiếu sót. SGK lịch sử viết cho học sinh nhưng mang nặng tư duy của người lớn, sự kiện trong SGK viết dài và quá nhiều số liệu. Những hoạt động ngoại khóa bổ trợ lại kém, sau bao nhiêu năm phấn đấu vẫn không có phim nào hay về lịch sử (trước đây có phim “Đêm hội Long trì”, gần đây có “Trần Thủ Độ” nhưng không ăn thua).

Tuy nhiên, tôi cho rằng người thầy là gốc rễ của thành công trong giáo dục. Truyền cảm hứng là giáo viên, bài học có cuốn hút được học sinh hay không cũng là giáo viên. Chương trình - SGK chưa hay nhưng nếu giáo viên dạy hay, học sinh vẫn thích. Lịch sử thì phải có sự mô tả, có những câu chuyện mới hay. Giáo viên phải học thêm nhiều để mang đời sống lịch sử lên từng bài giảng. Thế nhưng, bây giờ lương giáo viên quá thấp, họ phải đi làm thêm nhiều, lấy đâu ra thời gian đầu tư cho bài giảng?

 

Đưa học sinh đến bảo tàng cũng là cách dạy - học lịch sử hiệu quả. Trong ảnh: Học sinh tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh TP HCMẢnh: Tấn Thạnh
Đưa học sinh đến bảo tàng cũng là cách dạy - học lịch sử hiệu quả. Trong ảnh: Học sinh tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh TP HCMẢnh: Tấn Thạnh

 

Để không nhầm lẫn Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo

Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm gian nan, đầy thử thách, hy sinh, mất mát nhưng vô cùng oanh liệt. Việt Nam tồn tại và phát triển trong điều kiện phải chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm, dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Đó là quy luật đặc thù của lịch sử Việt Nam.

Phải am hiểu lịch sử nước nhà mới biết ông cha ta đã từng làm gì, phát triển như thế nào. Trên cái nền đó, phấn đấu để giữ vững độc lập tự chủ, làm cho tinh thần dân tộc được tiếp tục bồi đắp.

Muốn vậy, phải coi trọng và phát huy tác dụng giáo dục của môn lịch sử. Cần thay đổi nhiều trong chương trình - SGK cũng như cách dạy và học môn lịch sử. Làm sao để trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức chặt chẽ để học sinh tiếp cận và tiếp thu một cách hứng thú, chủ động; qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, niềm tự tôn dân tộc…

Là chủ biên của SGK lịch sử 7 mới, tinh thần của tôi là lịch sử sẽ không viết như hiện nay mà viết dưới dạng kể chuyện kết hợp giữa lịch sử và địa lý. Ví dụ, kể về tên nước Việt Nam qua các thời kỳ từ Văn Lang cho đến ngày nay, hay cố đô qua các thời kỳ lịch sử hoặc có thể làm một chuyên đề cho học sinh đi du lịch qua các dòng sông để vừa học địa lý vừa biết lịch sử. Thậm chí, khi thay SGK mới, giáo viên cũng có thể dạy dưới dạng cho học sinh đóng vai nhân vật lịch sử.

Các trường cũng phải tăng cường hoạt động cho học sinh theo phương pháp mới, học tập qua di sản. Đưa học sinh đến bảo tàng, các di tích lịch sử để tăng sự hứng thú trong hoạt động giảng dạy. Tài liệu tham khảo môn lịch sử trong nhà trường cần có những cuốn sách về đất nước con người, các danh nhân, anh hùng của dân tộc, nhân vật lịch sử để không có chuyện nhầm lẫn giữa Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo.

 

Thông tin kỹ về chiến tranh biên giới

Có nhiều ý kiến cho rằng SGK hiện quá chú trọng vào lịch sử chính trị, không quan tâm đến lịch sử văn hóa, lịch sử kinh tế. Điều này đúng nhưng theo tôi, lịch sử chính trị trong từng giai đoạn là cần thiết. Nếu giai đoạn trước không dạy kỹ về lịch sử chính trị sẽ không thể huy động được nguồn lực đông đảo vào quân ngũ.

Kinh nghiệm của quốc tế cho thấy có những sự kiện phải 50 năm sau mới được công bố vì liên quan vấn đề đối ngoại, chính trị của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề về chiến tranh biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa và biển đảo… thời gian tới nhất định sẽ được làm kỹ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo