xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phân tích chi tiết vụ tổ cảnh sát đánh thiếu niên ở Sóc Trăng

CÔNG TUẤN - GIA HƯNG ghi

(NLĐO) - Theo luật sư Trần Nguyễn Duy Thăng, việc các cán bộ cảnh sát ở Sóc Trăng sử dụng vũ lực đánh thiếu niên là có dấu hiệu vi phạm của "Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ".

Ngày 29-9, liên quan đến đoạn clip dài hơn 5 phút ghi lại hình ảnh 3/4 cán bộ cảnh sát trong tổ tuần tra của Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự và Cơ động của Công an thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng liên tục đánh, đập dã man 2 thiếu niên vi phạm luật giao thông, nhiều độc giả tỏ ra bức xúc, phẫn nộ trước hành vi của những người thực thi pháp luật.

Phân tích chi tiết vụ tổ cảnh sát đánh thiếu niên ở Sóc Trăng - Ảnh 1.

Luật sư Trần Nguyễn Duy Thăng

Thậm chí, không ít độc giả còn yêu cầu lãnh đạo Công an tỉnh Sóc Trăng và Bộ Công an loại ra khỏi ngành đối với những cán bộ này; đồng thời xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích…

Trước những ý kiến này, luật sư Trần Nguyễn Duy Thăng, Văn phòng Luật sư Trần Thanh Phong (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ), đã có những chia sẻ với Báo Người Lao Động về hướng xử lý vụ việc trên dưới góc độ pháp lý.

Theo đó, qua diễn biến của đoạn clip ghi lại có thể thấy rõ, do không kiềm chế được trước hành vi vi phạm của 2 thiếu niên đi xe máy nên 3 cán bộ cảnh sát đã có hành vi dùng vũ lực đối với 2 nam thiếu niên, bị camera giám sát của nhà dân ghi lại.

Có thể thấy rằng, tại thời điểm bị đánh, 2 nam thiếu niên không có hung khí trong tay, không chống đối, không tấn công lực lượng cảnh sát mà chỉ ôm đầu chịu trận, có em cúi đầu lạy xin tha.

Theo như thông tin vụ việc, được biết rằng: "Nam thiếu niên và người đi cùng được xác định là người chưa đủ 18 tuổi nhưng di chuyển bằng xe máy phân khối lớn. Khi bị lực lượng Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự và Cơ động của Công an thị xã Vĩnh Châu phát hiện và ra hiệu lệnh dừng để kiểm tra, thiếu niên cầm lái (16 tuổi) đã tăng tốc bỏ chạy kèm theo lạng lách".

Phân tích chi tiết vụ tổ cảnh sát đánh thiếu niên ở Sóc Trăng - Ảnh 2.

Nhà kho - nơi xảy ra vụ việc

Đây là những lỗi bị vi phạm khá nhiều, thậm chí có nhiều trường hợp người vi phạm còn thách thức, chống đối, quay clip lại đối với lực lượng chức năng. Do đó, đối với trường hợp 2 thiếu niên nêu trên, cũng chỉ là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, việc của CSGT là xử phạt theo quy định pháp luật.

Đáng lý ra, khi thấy đồng nghiệp đang nóng giận và có hành vi không đúng "chuẩn mực" thì các thành viên khác trong tổ công tác phải can ngăn, khuyên bảo chứ không phải cùng nhau thực hiện hành vi vũ lực hoặc là đứng nhìn như thế này.

Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của CSGT. Cụ thể tại Điều 5 thông tư này quy định các quyền của CSGT khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu có hành vượt quá so với quyền hạn hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

Phân tích chi tiết vụ tổ cảnh sát đánh thiếu niên ở Sóc Trăng - Ảnh 3.

Hình ảnh cắt ra từ clip

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân. Do đó, hành vi đánh người của các CSGT là chưa đúng đối với quy định pháp luật.

Theo quy định, lực lượng CSGT không có quyền đánh người mà chỉ có quyền khống chế, trấn áp hành vi vi pháp luật của người tham gia giao thông.

Ngoài ra, nếu xét thấy hành vi chống đối của người vi phạm là nguy hiểm cho xã hội, cần thiết phải ngăn chặn bằng biện pháp dùng vũ lực thì CSGT mới có thể tấn công đối tượng để khống chế và hành vi này cũng chỉ được coi là hợp pháp nếu thuộc trường hợp "phòng vệ chính đáng" hoặc "tình thế cấp thiết" đã được quy định cụ thể tại Điều 22, 23 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Clip CSGT, CSTT đánh người vi phạm giao thông ở Sóc Trăng

Do đó, việc các cán bộ cảnh sát sử dụng vũ lực trong vụ việc này là có dấu hiệu vi phạm của "Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ" theo Điều 137 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017".

Ngoài ra, còn phải xem xét về độ tuổi của các thiếu niên này xem đã đủ 16 tuổi hay chưa để xác định trách nhiệm và khung hình phạt (nếu có). Quyền yêu cầu giám định tỷ lệ thương tích để xác định tỷ lệ tổn thương của cơ thể xem có đến 31% hay không sẽ thuộc về người giám hộ của các em, nếu từ 31% thì có quyền tố giác và yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo tội danh nêu trên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo