xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quy định xa rời thực tế nên "chết yểu"

PHẠM DŨNG

Hàng loạt quy định pháp luật vừa ban hành đã bị bãi bỏ, thay thế do không khả thi, không phù hợp với thực tế cuộc sống

Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã có tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6-4-2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

"Chết" vì không khả thi

Theo đó, ngay sau khi có quy định chụp ảnh, bổ sung ảnh chủ thuê bao, người dân đã có những phản ứng khi cho rằng quy định này xâm phạm quyền riêng tư và không cần thiết. Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu căn cước công dân điện tử để kết nối dẫn tới không có cơ sở để đối soát, chứng minh thông tin thuê bao là chính xác hay không. Vì những lý do đó, Bộ TT-TT đề xuất bỏ yêu cầu này.

Đây không phải là lần đầu tiên một quy định pháp luật vừa ra đời đã bị đề xuất dừng thực hiện. Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã ban hành Thông tư 53 về việc ngưng thi hành việc ghi tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất vào sổ đỏ hộ gia đình vì cách diễn đạt chưa rõ ràng, dễ hiểu.

Cũng được "xếp loại" quy định xa rời thực tế còn có thể kể Thông tư33/2012/TT-BNNPTNT liên quan đến quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định ngưng thi hành); Nghị định 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó có quy định xử phạt những người hành nghề xe ôm không đeo biển hiệu và không có trang phục do cấp tỉnh quy định để phân biệt với những người tham gia giao thông khác…; Thông tư 57/2015 của Bộ Công an quy định tất cả ôtô phải trang bị bình cứu hỏa…

Quy định xa rời thực tế nên chết yểu - Ảnh 1.

Quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ, sau đó phải ngưng thi hành Ảnh: Tấn Thạnh

Cần xây dựng cơ chế kiểm soát

Luật sư Nguyễn Thành Công, Giám đốc Công ty Đông Phương Luật, phân tích quy định của pháp luật khi được ban hành phải phù hợp với thực tiễn xã hội, cũng như năng lực thực hiện của xã hội thì mới bảo đảm khả năng thi hành. Ngược lại, quy định không được xây dựng trên nguyên tắc này thì chỉ tồn tại với danh nghĩa đủ để lấp chỗ trống về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đó mà khó có thể đi vào thực tế cuộc sống.

Theo luật sư Công, hiện nay, rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành với nội dung không khả thi, không phù hợp với thực tiễn, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của nhiều đối tượng trong xã hội. Nhiều bộ, ban, ngành còn ban hành văn bản quy phạm pháp luật với những quy định vô thưởng vô phạt, thậm chí nhiều lúc còn không thể thi hành được. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp còn có dấu hiệu trái với Hiến pháp.

Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các quy định được xây dựng, ban hành theo ý chí chủ quan của cơ quan soạn thảo và ban hành, bỏ qua việc đánh giá tình hình, thực trạng trên thực tế; việc lấy ý kiến của người dân, chuyên gia trong lĩnh vực cũng gần như không được thực hiện. Nhiều cơ quan soạn thảo sử dụng các quy định tham khảo từ các quốc gia khác một cách thiếu chọn lọc dẫn đến quy định không phù hợp với thực tiễn. Hệ quả là quy định vừa ban hành đã khiến dư luận phản ứng và cơ quan ban hành phải vội vàng hủy bỏ hoặc thay thế, bổ sung, sửa đổi bằng một quy định khác. Điều này kéo theo sự lãng phí rất lớn khi mà xã hội liên tục phải thay đổi trong một thời gian ngắn theo các quy định đó.

"Bộ Tư pháp, cơ quan chuyên môn về pháp luật cần là bên thẩm định các dự thảo văn bản, thông tư của các bộ trước khi ban hành để tránh tình trạng bất cập, không khả thi. Các bộ phải xây dựng được cơ chế kiểm soát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện thí điểm các quy định có tính chất mới hoặc ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội, sau đó lấy ý kiến và tổng kết, rút kinh nghiệm, điều chỉnh lại dự thảo rồi mới ban hành rộng rãi" - luật sư Công đề xuất giải pháp. 

Sao lãng phí quá vậy?

Với đề xuất bỏ việc bổ sung ảnh chân dung của chủ thuê bao, nhiều bạn đọc thở phào nhẹ nhõm do chưa đi đăng ký. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc cho rằng chính sách đưa ra ảnh hưởng đến hàng triệu người, tốn biết bao tiền của, công sức của xã hội nhưng chỉ thực hiện vài tháng đã thay đổi thì cơ quan soạn thảo, ban hành cần nghiêm túc nhìn lại việc này.

"Tính sơ sơ 1 người tốn 1.000 đồng tiền xăng để đến điểm đăng ký sim chụp hình thì mấy chục triệu thuê bao, tốn bao nhiêu tiền xăng? Mỗi người mất nửa ngày lương, hàng chục triệu người là bao nhiêu? Sao lãng phí quá vậy? Ai sẽ bồi thường cho những người đã bỏ thời gian, tiền bạc, công sức để đi chụp hình, đăng ký lại?" - bạn đọc Nguyễn Ngọc Minh đặt câu hỏi.

Bạn đọc Trần Lê cảnh báo: "Nếu lâu lâu lại ban hành quy định khiến dư luận một phen hoảng hồn, sau đó thì bãi bỏ vì không khả thi thì sẽ gây mất niềm tin của người dân, dần dần người dân sẽ xem nhẹ tính nghiêm minh của luật pháp".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo