xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Quyền được chết" gây nhiều tranh cãi

Phạm Hồ

Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng rất e dè với “quyền được chết”, bởi nó dễ bị lạm dụng để hợp thức hóa hành vi giết người

Vấn đề “quyền được chết” đã được đặt ra từ vài năm qua nhưng đến nay vẫn còn nhều ý kiến chưa đồng tình. Nhiều chuyên gia cho rằng đưa vấn đề “cái chết êm ái” vào luật thì đơn giản nhưng áp dụng vào thực tế thì vô cùng phức tạp. Nó sẽ gặp nhiều rào cản từ văn hóa, tâm linh, nền nếp của người Việt... Thậm chí, nhiều người còn lo ngại quy định này rất dễ bị lạm dụng cho những hành vi tội ác.

Bỏ qua cơ hội sống của bệnh nhân

Quyền được sống là quyền tối thượng của con người. Khi còn cơ hội, dù là vô cùng mong manh, người bệnh cũng luôn hy vọng được cứu chữa. Đây cũng là mục tiêu của ngành y và của từng người hành nghề y.

Dư luận còn nhiều bất đồng về quyền đưiợc chết. Ảnh: Tấn Thạnh (ảnh chỉ có tính minh họa)

Dư luận còn nhiều bất đồng về "quyền đưiợc chết". Ảnh: Tấn Thạnh (ảnh chỉ có tính minh họa)

“Từ lâu, bất cứ ai làm nghề y cũng phải đọc lời thề Hippocrates. Trong đó có điều: “... Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ...”. Lời thề này cũng được sinh viên y khoa ngày nay phải đọc trong lễ tốt nghiệp. Điều này cho thấy việc chấm dứt sinh mạng người bệnh, dù bất cứ lý do gì, cũng đã bị nghiêm cấm” - bạn đọc Tấn Lộc dẫn chứng.

Rất nhiều bạn đọc cho rằng dù y học phát triển đến đâu cũng khó có thể chu toàn và chính xác trong từng trường hợp. Có những người bệnh tưởng chừng đã hết hy vọng, ngay cả bác sĩ cũng thừa nhận “chúng tôi đã cố hết sức” nhưng họ lại hồi phục một cách kỳ diệu. Nhiều trường hợp bệnh nhân đau đớn với bệnh tật, luôn trong trạng thái bi quan muốn được chọn “cái chết êm ái” nhưng thực tế cơ hội để họ hồi phục vẫn còn thì liệu chúng ta có dám thực hiện “quyền được chết” của họ?

Bạn đọc Trần Quý Thanh, một bác sĩ ở Texas - Mỹ, băn khoăn: “Ngay cả một tiến sĩ y khoa cũng không dám tin tuyệt đối rằng chẩn đoán của mình chính xác 100%. Điều đó có nghĩa nếu bác sĩ cho rằng ai đó sẽ không thể cứu sống được thì không hẳn người đó chắc chắn phải chết. Nếu chọn cho họ “cái chết êm ái” thì có khác gì người bệnh đã bị khước từ cơ hội được cứu sống?”.

Vị bác sĩ này cho rằng trong bất cứ tình huống nào, nếu có cơ hội, dù mong manh nhất, bệnh nhân cũng có quyền được chữa trị để tìm cơ hội sống. Nếu có quy định về “quyền được chết” thì trong cơn đau đớn do bệnh tật hành hạ, người ta sẽ mất nỗ lực cố gắng cầu sinh.

Có quyền tự quyết về thể xác

Ngược lại với những ý kiến trên, không ít bạn đọc cho rằng ai cũng có quyền tự do về thân thể. Nếu họ có quyền được sống thì họ cũng có quyền được chết. Dự thảo về quy định nêu trên thỏa mãn quyền này của con người.

“Khi một người bị bệnh tật hành hạ, thể xác và tinh thần quá đau đớn, cuộc sống đối với họ quá đau khổ thì tại sao chúng ta lại tước đi “quyền được chết” của họ? Không cho họ được chết có khi lại là hành động nhẫn tâm” - bạn đọc Nguyễn Tịnh phân tích.

Cùng quan điểm trên, bạn đọc Lê Văn Hơn kể câu chuyện của chính gia đình mình: “Bố tôi bị tai nạn giao thông vào năm 1989, nằm liệt giường gần 5 năm trời. Ông đau đớn, hoảng sợ, thân mình lở loét, luôn kêu gào suốt ngày nhưng chúng tôi không thể làm cách nào để giảm nỗi đau của ông. Đến bây giờ, tôi còn ám ảnh với những tiếng than khóc của cha tôi lúc giữa đêm. Hình ảnh cha thều thào cả năm trời trên giường bệnh, thân thể chỉ còn da bọc xương, nói ra thì bất hiếu, chứ lúc đó tôi chỉ mong cha chết đi để ông không phải chịu đau đớn, dằn vặt cả thể xác lẫn tinh thần”.

Đi vào các bệnh viện, chúng ta mới thấy hết nỗi đau khổ của người bệnh. Nhất là ở các bệnh viện ung bướu, bệnh nhân bị ung thư nằm mê man cả ngày lẫn đêm, hoặc những người bệnh sống đời thực vật hết năm này qua năm khác, thật khó có cơ hội hồi phục. Nếu được chọn, có lẽ họ sẽ chọn “ra đi” một cách nhẹ nhàng.

Tuy vậy, không ít bạn đọc cũng lo ngại rằng quy định về “cái chết êm ái” sẽ bị lợi dụng vào những hành vi tội ác. "Hãy hình dung cha mẹ bệnh liệt giường, con cháu tranh giành tài sản. Không ai biết khi cha mẹ được quyết định “chết êm ái” thì đây có phải là ý chí của người bệnh? Nếu không phải ý chí của người bệnh thì “cái chết êm ái” ấy sẽ trở thành một vụ giết người được hợp thức hóa” - một bạn đọc ví dụ.

Cùng nghi ngại này, bạn đọc Lý Thông suy diễn: "Nếu người nhà bệnh nhân vì ý đồ cá nhân mà mua chuộc bác sĩ xác nhận bệnh nhân không còn cơ hội sống để áp dụng biện pháp “cái chết êm ái” thì rõ ràng, đây là một vụ án mạng mà pháp luật khó truy ra thủ phạm".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo