xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ra quyết định sai, phải bị kỷ luật

Nguyễn Đức

Quyết định kỷ luật hoặc xử phạt sai sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi, sinh mệnh chính trị của người bị xử lý; làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật, sự đúng đắn trong hoạt động của cơ quan công quyền

Thời gian qua, nhiều cơ quan, tổ chức đã tùy tiện ban hành quyết định không phù hợp pháp luật, dẫn đến sự phản ứng của dư luận, nhất là mạng xã hội để rồi ngay sau khi bị dư luận phản ứng, lập tức các cơ quan này vội vã thu hồi.

Ban hành sai, vội vàng thu hồi

Mới đây nhất là vụ đổi 100 USD, người đổi bị phạt 90 triệu đồng, Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực bị tịch thu 20 viên kim cương và 19.910 viên đá nhân tạo. Dù đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Cần Thơ đã trả lại toàn bộ kim cương, đá nhân tạo; đồng thời hủy bỏ một phần quyết định đã ban hành liên quan đến hành vi "kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ" nhưng việc kiểm tra, xử phạt và thu số kim cương trên đã gây bức xúc dư luận xã hội đến mức các đại biểu Quốc hội phải đưa ra nghị trường.

Thời gian qua, trên mạng xã hội cũng lan truyền đến chóng mặt thông tin Trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Hóa) ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi học đối với 8 học sinh với lý do lập nhóm kín nói xấu thầy cô giáo trên Facebook. Đáng nói là, ngay lập tức, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo cho Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Trãi thu hồi quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi học đối với 8 học sinh.

Ra quyết định sai, phải bị kỷ luật - Ảnh 1.

Ngôi trường nơi 8 học sinh bị xử lý kỷ luật vì nói xấu thầy cô trên Facebook Ảnh: TUẤN MINH

Tương tự, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có quyết định hủy quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng đối với bác sĩ (BS) Hoàng Công Truyện (Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu thuộc Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ngoài ra, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền phải thu hồi các quyết định xử lý đối với BS Truyện, đồng thời xin lỗi công khai về việc xử lý sai.

Trước đó, Facebook cá nhân của BS Hoàng Công Truyện viết "chê" Bộ trưởng Bộ Y tế nên bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên - Huế ra quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền kỷ luật khiển trách. Việc BS Truyện bị xử phạt đã bị các cơ quan truyền thông và mạng xã hội phản ứng.

Hài hước nhất là công văn "cấm like và share trên Facebook" của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) gửi hiệu trưởng các trường trên địa bàn TP. Công văn này ngay lập tức bị phản ứng và cũng ngay lập tức bị thu hồi bởi chính vị trưởng phòng này.

Thiếu năng lực, thừa sự tùy tiện

Việc các cơ quan, tổ chức ban hành quyết định xử phạt, kỷ luật rồi sau đó vội vã thu hồi khi có sự phản ứng từ dư luận, cho thấy chất lượng các văn bản này có vấn đề. Việc ban hành quyết định sau đó rút lại thể hiện sự cảm tính, yếu kém năng lực, bản lĩnh nhưng lại thừa sự tùy tiện. Để xảy ra tình trạng này, trước hết cần phải xem xét lại năng lực, trình độ của cá nhân, bộ phận tham mưu (gọi chung là người tham mưu).

Theo quy trình soạn thảo và ban hành văn bản, người tham mưu có vai trò quan trọng trong việc dự thảo các văn bản. Nếu người tham mưu làm đúng chức trách, có đủ năng lực và trình độ thì sẽ không để xảy ra một số văn bản được ban hành "trái khoáy" như thời gian qua. Nói như thế không có nghĩa là mọi cái sai đều đổ cho cấp dưới, còn người đứng đầu cơ quan tổ chức hoặc người ký ban hành văn bản không đúng pháp luật vô can.

Hiện nay, quy định về xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức (CBCC) là người đứng đầu, người tham mưu của cơ quan, đơn vị ban hành các văn bản có sai sót được quy định tại điều 6đ Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18-8-2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19-7-2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ngoài việc phải kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện quyết định sai sót gây ra, quy định này cũng kiểm điểm, xác định trách nhiệm của người đã ban hành, tham mưu ban hành quyết định đó. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót cũng bị xem xét trách nhiệm. CBCC, viên chức trong quá trình ban hành, tham mưu ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung có sai sót của quyết định, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về CBCC, viên chức; nếu gây thiệt hại thì phải hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (khoản 3 điều 6đ Nghị định 97).

Những kiểu ban hành quyết định rồi thu hồi do không đúng pháp luật đã làm giảm uy tín, sự nghiêm túc của cơ quan nhà nước, nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bị giảm sút; niềm tin của người dân vào sự đúng đắn của cơ quan nhà nước sẽ bị xói mòn. 

Nghị định 97 có hiệu lực từ ngày 5-10-2017 nhưng những trường hợp ban hành văn bản sai rồi vội vã thu hồi xảy ra vừa qua, dường như chưa có người tham mưu, ban hành sai bị kỷ luật. Họ vẫn “vô sự”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo