xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sao sách giáo khoa cứ thay đổi xoành xoạch!

Hiếu Trung

(NLĐO)- “Hồi chúng tôi đi học, một bộ sách được sử dụng lại cho nhiều thế hệ tiếp sau, thế mà ai cũng học hành đàng hoàng, vẫn tốt nghiệp trường này trường kia, tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ ở việc mua sách. Còn bây giờ, sao sách giáo khoa cứ được cải cách chóng mặt theo từng năm?”- nhiều bạn đọc bức xúc.

Dư luận đang "ngao ngán" về việc sẽ lại có sách giáo khoa mới lớp 1 cho năm học tới. Theo đó, Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu các trường phải mua đủ 32 đầu sách đã được thẩm định để giáo viên tiếp cận. Từ đó, giáo viên tham mưu cho hiệu trưởng nên chọn sách nào đưa vào giảng dạy. Việc lựa chọn sách cho năm học 2020-2021 phải thực hiện xong trước tháng 3-2020 nhưng đến nay, giáo viên vẫn chưa được tiếp cận sách.

Theo bạn đọc Lê Nguyên, sao không để giáo viên quyết định và chịu trách nhiệm về chương trình, nội dung giảng dạy vì bộ sách giáo khoa nào cũng được Bộ GD-ĐT thẩm định cả rồi.

Bạn đọc Hứa Do thì băn khoăn: "Duy nhất một bộ sách giáo khoa mà người học, người dạy không có quyền để lựa chọn. Nhiều bộ sách giáo khoa thì người học, người dạy cũng không có quyền tự lựa chọn. Tóm lại người học, người dạy không có quyền gì hết trong việc dạy và học của mình. Vậy sao cứ bảo người học, người dạy phải năng động, sáng tạo?".

Sao sách giáo khoa cứ thay đổi xoành xoạch! - Ảnh 1.

Sẽ lại có sách giáo khoa mới lớp 1 cho năm học tới 2020-2021, Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu các trường phải mua đủ 32 đầu sách đã được thẩm định để giáo viên tiếp cận. Từ đó, giáo viên tham mưu cho hiệu trưởng nên chọn sách nào đưa vào giảng dạy. Sự việc này đang gây bức xúc dư luận.

Bạn đọc Xuan Vo Thanh gợi ý: "Tại sao Bộ GD-ĐT không đưa cái sườn để các giáo viên có khả năng và kinh nghiệm sẽ tự soạn, tự ra sách và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình? Nếu sách nào hay sẽ được xã hội chấp nhận, sách nào không đạt yêu cầu thì tự đào thải. Như thế, sách giáo khoa sẽ được cập nhật và cải tiến hơn. Bộ GD-ĐT cứ ôm đồm việc soạn và in sách giáo khoa và năm nào cũng cải cách, quả thật là quá lãng phí".

Trong một góc nhìn khác, bạn đọc "ABC" trăn trở: "Một doanh nghiệp muốn sống khỏe và tồn tại vững vàng phải luôn có sản phẩm làm ra. Nhà xuất bản giáo dục cũng vậy, nguyên tắc "số 1" là phải luôn có sách mới định kỳ để đưa ra thị trường. Sách giáo khoa cũng giống như bộ truyện dài nhiều tập. Có lẽ đừng mơ bao giờ sẽ đến... hồi kết của sách giáo khoa".

Đồng tình với ý kiến của bạn đọc "ABC", bạn đọc Liem cho rằng không lẽ vì lý do này mà năm nào các Sở GD-ĐT cũng hưởng ứng cho việc NXB GD thay đổi sách giáo khoa, nếu đúng vậy thì không ổn cho ngành giáo dục rồi!. Bạn đọc Hoàng Hạc cũng cùng quan điểm: "Hèn gì sách giáo khoa cứ thay đổi xoành xoạch!"

Nhiều bạn đọc cho rằng giáo dục mà cứ nặng kiểu kinh doanh thế này chỉ có dân là khổ và đất nước khó mà phát triển. Mong sao nhà nước sẽ đặt lợi ích của học sinh, của gia đình học sinh là mục tiêu hàng đầu và cũng là mục tiêu duy nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo