xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạm ngưng tháo dỡ căn biệt thự hơn 100 năm tuổi

Tin-ảnh: L.Phong

Ngày 26-6, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, cho biết đang cho tiến hành kiểm tra thông tin về việc tháo dỡ căn biệt thự ở số 237 Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TP HCM).

Cùng ngày, UBND quận Bình Thạnh khẳng định đã cho tạm ngưng việc tháo dỡ căn biệt thự, đồng thời cử lực lượng đô thị đến hiện trường để kiểm tra.

Trước đó, theo quan sát của phóng viên vào trưa 26-6, căn biệt thự chỉ còn vách tường và nền móng; nhiều công nhân chở sắt, thép ra ngoài. Một người ở căn biệt thự này xác nhận đã tháo bỏ kết cấu căn nhà. “Tôi không thể cung cấp thêm thông tin ngoài việc chúng đã nhượng lại cho một chủ nhân khác. Việc phá bỏ khiến nhiều người và cả chúng tôi cảm thấy tiếc cho một công trình chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử” - người này cho biết.

Căn biệt thự 237 Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) vào trưa 26-6
Căn biệt thự 237 Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) vào trưa 26-6

Căn biệt thự 237 Nơ Trang Long có tuổi thọ hơn 100 năm. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, biệt thự này được dùng làm nơi lưu trú của nhiều tướng lĩnh. Năm 1990, ông Lê Thanh Công (83 tuổi) đã mua lại căn biệt thự nhưng cuối năm 2015, do nó có dấu hiệu xuống cấp, có thể sập bất cứ lúc nào nên ông Công rao bán với giá 35 tỉ đồng. Theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cấp vào 2007, diện tích công nhận căn biệt thự là 443 m2.

Đại diện Sở Xây dựng TP HCM cho biết hiện TP có hơn 100 biệt thự xây từ thời Pháp. Nếu muốn tháo bỏ hoặc tu sửa các biệt thự này phải xin giấy thẩm định từ Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM và giấy phép của UBND TP HCM. Theo Thông tư số 38 của Bộ Xây dựng và Nghị định 121 của Chính phủ, chủ biệt thự cổ tự ý tháo bỏ kết cấu ban đầu có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo thạc sĩ - kiến trúc sư Lê Minh Huy, hiện có khá nhiều chủ nhân các căn biệt thự phải sống cảnh “ở biệt thự khổ hơn ở nhà tranh, vách lá”. Bởi lẽ, các căn biệt thự của Pháp đa phần xuống cấp nghiêm trọng nhưng việc sửa chữa rất khó khăn. Cụ thể, Thông tư 38 của Bộ xây dựng nêu rõ biệt thự của Pháp thuộc công trình gắn với di tích lịch sử - văn hóa, muốn tu sửa cần có khá nhiều thủ tục phải thực hiện. “Tôi nhận thấy các chủ nhân biệt thự không thể sửa, không thể kinh doanh nên họ dời đi nơi khác sống hoặc bán cho người khác” - ông Huy nói.

Ông Huy cho biết hiện vẫn chưa có chính sách hỗ trợ chủ nhân các căn biệt thự cổ trong việc duy tu, sửa chữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo