xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thảm cảnh từ mạng xã hội: Miệng lưỡi ảo, sát thương thật

PGS-TS Huỳnh Văn Sơn (Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam)

Những cú click chuột vô tội vạ, những bước chuyển link đầy tốc độ nhưng thiếu cảm xúc trên mạng xã hội sẽ đẩy ai đó đi đến chỗ chết…

Vụ nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai tự tử vì bị bạn trai tung clip ân ái lên mạng một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về những thảm cảnh từ mạng xã hội. Cái chết có lẽ là cách giải thoát cho cô bé khi bị mọi người tấn công và dè bỉu. Kẻ tung clip sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng có ai biết rằng cha mẹ cô bé vẫn còn mãi nỗi đau? Những người gián tiếp hay trực tiếp đẩy em vào chỗ chết liệu có trăn trở, suy nghĩ hoặc chịu trách nhiệm?

Vô tư “ném đá”

Thực tế cho thấy ngày nay, bất cứ ai cũng rất dễ bị phán xét bởi những người xung quanh. Đơn giản vì không ít người xung quanh thích tự khẳng định, thể hiện mình nên cứ tự cho họ là cao quý, hoàn hảo, khôn ngoan để đánh giá người khác. Người ta có thể dễ dàng cho mình ở vị trí trên cao để nhìn xuống, để nhận định, phán xét. Đó là kiểu nhận xét chủ quan, thậm chí là giả dối, vô cảm…

 

Nguyễn Đình Lộc (22 tuổi, ngụ xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai), kẻ tung clip lên mạng khiến nữ sinh 15 tuổi tự tử. (ảnh từ Facebook)
Nguyễn Đình Lộc (22 tuổi, ngụ xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai), kẻ tung clip lên mạng khiến nữ sinh 15 tuổi tự tử. (ảnh từ Facebook)

Nhiều người vô tư “ném đá” người khác hay dè bỉu, phê bình, chỉ trích không biết điểm dừng, thể hiện rất rõ qua những lời nhận xét, chê trách khi clip xuất hiện. Thậm chí, ngay khi có tin nạn nhân đã qua đời, nhiều người vẫn không dừng bình luận tàn nhẫn, vô tư một cách quá đáng, như: “Chỉ như thế mà chịu đựng không nổi”, “Chết cũng chẳng giải quyết gì”, “Sao không chọn đúng người để yêu?”…

Chỉ cần vài phút gõ bàn phím, chỉ cần vài giây là người ta có thể dễ dàng khiến ai đó lên bờ xuống ruộng. Chỉ cần một phút khẳng định mình hay thể hiện mình hoàn hảo, người gõ phím có thể lướt tay để dìm sâu người khác, thậm chí trao chiếc thòng lọng cho người khác. Việc sống, chết là do người trong cuộc nhưng rõ ràng, chính những cú click chuột vô tội vạ, những bước chuyển link đầy tốc độ nhưng thiếu cảm xúc đã đẩy ai đó đi đến cái chết…

Trường hợp nữ sinh ở Đồng Nai không phải là cá biệt. Có lẽ không ít người cũng đang chịu đựng những thương tổn sâu sắc, có khi hết cả đời, bởi đám đông ảo đầy vô cảm ấy.

Xin đừng vội vã!

Không thể phủ nhận những hành vi tích cực của thế giới mạng khi dấy lên sự tương thân, tương ái trong cuộc sống. Thế nhưng, trong thực tế, lối sống ảo đã lôi kéo quá nhiều cá nhân cho mình là “anh hùng”, chỉ biết viết “phản biện”, chỉ trích, “ném đá” mà thiếu sự cảm thông, suy xét. Đáng nói là không chỉ những người quá trẻ hay cứng nhắc mới phán xét người khác mà ngay cả người có kinh nghiệm, kiến thức cũng không ít lần hành xử như vậy.

Khi chức năng tương tác được khai thác trên mạng, người ta dễ nói những gì mình cảm, dễ hành động những gì mình muốn, dễ bộc bạch những gì mình trăn trở. Chỉ mong sao những điều ấy cần làm chậm hơn một chút và có sự cân nhắc, nghĩ suy. Đó mới là hành vi nhân văn, sự tương tác tích cực trong cuộc sống…

Tất nhiên, con người luôn có nhu cầu thể hiện chính kiến của mình trước cuộc sống. Thế giới ảo hay mạng xã hội, Facebook cũng là kênh thông tin để người ta thể hiện mình. Song, đừng vội vã đến mức quên từ “chính” trong ý kiến. Đó là chính đáng, chân chính, chính nghĩa. Xin đừng vô tư ấn nút like (thích) hay click chuột, đừng vô cảm với những phản hồi thiếu nghĩ suy… Bởi lẽ, sự sống của không ít người sẽ bị ảnh hưởng sau của những cú click chuột, những câu phê bình hay phán xét rợn người…

Ảo nhưng thật! Nhiều người chẳng biết về nhau một cách rõ ràng trên mạng. Trường cảm xúc của khen tặng đã làm người ta phổng mũi theo cấp số nhân. Cũng chính trường cảm xúc âm tính đã được nhân lên đến mức “n” lần khi bị “dìm hàng”, “ném đá”, “chặt chém” vô tư trên thế giới ảo. Miệng lưỡi ảo không xương nên dễ nói nhưng độ sát thương rất mạnh mẽ, ghê gớm mà người ta khi chết vẫn tức tưởi vì không thể tưởng tượng; kẻ giết người vẫn không biết xót thương…

Tốc độ gõ phím của nhiều người chuyên nghiệp có thể nhanh gần bằng tốc độ nói. Nếu cái lưỡi phải uốn 7 lần trước khi nói thì đôi tay gõ phím càng phải được kiểm soát không thể ít hơn. Hãy là người có chính kiến nhưng đừng quên phải hướng về con người với lòng nhân, ý, đạo.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 24-6

Đừng làm chủ bàn phím mà quên làm chủ con người, trí tuệ và cảm xúc của mình.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo