xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tháo dỡ công trình mà không có quyết định xử phạt?

Bài và ảnh: Sỹ Đông

(NLĐO)- Luật sư cho rằng UBND quận 4, TP HCM ra văn bản yêu cầu Công ty TNHH MTV Địa ốc Fico tháo dỡ các phần kiến trúc tại sảnh A của chung cư Vạn Đô là lạm quyền, không đúng trình tự, thủ tục.

Ông Nguyễn Lê Tuấn Vũ, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Địa ốc Fico, cho biết sáng ngày 31-8, nhiều công nhân đến tháo dỡ các khung nhôm theo chỉ đạo của quận mà không đọc lệnh tháo dỡ hay công bố thông tin gì cho chủ đầu tư biết. Đến chiều cùng ngày, nhóm công nhân này tiếp tục đập các bức tường để trả lại hiện trạng ban đầu.

Tháo dỡ công trình mà không có quyết định xử phạt? - Ảnh 1.

Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra công trình ngày 27-8 và chưa có kết luận chính thức

Ông Vũ thông tin đã làm theo hướng dẫn của các sở, ngành và địa phương rồi mới thi công quán cà phê dưới sảnh A. Sau đó, chính quyền địa phương yêu cầu ngưng thi công chứ không hề lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính và quyết định buộc phải tháo dỡ công trình. Ông Vũ cho biết Fico là doanh nghiệp nhà nước nên cũng không ngăn cản chính quyền nhưng thắc mắc việc tháo dỡ của chính quyền như vậy đã đúng quy định, trình tự của pháp luật hay chưa? Việc tháo dỡ của công nhân là làm theo chỉ đạo của UBND quận 4 tại công văn số 2721/UBND-ĐT ngày 29-8, trước 2 ngày tháo dỡ.

Luật sư Huỳnh Công Thư, Đoàn Luật sư tỉnh Long An, cho biết theo qui định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Luật xây dựng 2014, hành vi xây dựng của Fico tại sảnh A của chung cư Vạn Đô nếu có sai phạm thì được xem là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Do vậy, việc xử lý hành vi xây dựng của chủ đầu tư phải đúng với trình tự, thủ tục mà hai văn bản luật nêu trên.

Tháo dỡ công trình mà không có quyết định xử phạt? - Ảnh 2.

Sáng 31-8, một số công nhân đã đến chung cư Vạn Đô tháo dỡ các khung nhôm, vách tường theo chỉ đạo của UBND quận 4

Cụ thể, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền phải lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hình thức xử phạt chính hoặc là cảnh cáo, phạt tiền với mức phạt tối đa có thể lên đến 1 tỉ đồng. Ngoài ra, còn kèm theo hình thức phạt bổ sung là tước giấy phép, đình chỉ hoạt động thời hạn 3 đến 24 tháng. Bên cạnh đó, còn có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ, khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Như vậy, phải có quyết định xử phạt buộc phải tháo dỡ thì chủ đầu tư mới buộc phải chấp hành.

Luật sư Thư cho biết thêm điểm mới của Luật Xây dựng 2014 là trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày lập biên bản, chủ đầu tư được thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc xin giấy phép xây dựng phù hợp với phần xây dựng sai phép. "Chỉ khi nào quá thời hạn trên, chủ đầu tư không xuất trình được giấy phép bổ sung thì cơ quan ra quyết định xử phạt sẽ gửi bằng thư bảo đảm thông báo cho chủ đầu tư về việc buộc phải tháo dỡ công trình. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà chủ đầu tư vẫn không tự tháo dỡ mới áp dụng biện pháp tháo dỡ công trình" – luật sư Thư phân tích.

Tháo dỡ công trình mà không có quyết định xử phạt? - Ảnh 3.

Những khung nhôm dưới sảnh A đều đã được tháo dỡ xong

Mà theo CV số 2721/UBND-ĐT ngày 29-8-2018 của UBND quận 4 là đang chờ Thanh tra Sở Xây dựng TP giải quyết, điều này có nghĩa là thẩm quyền xử phạt thuộc Sở Xây dựng TP chứ không phải là UBND quận 4. Do đó, việc UBND quận 4 ban hành công văn yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ công trình xây dựng là không đúng thẩm quyền và không đúng các quy trình, thủ tục xử lý vi phạm xây dựng vừa phân tích ở trên.

Mặt khác, văn bản 2721/UBND-ĐT của UBND quận 4 không phải là văn bản áp dụng pháp luật nên không có tính bắt buộc phải thực hiện đối với Fico. Do vậy, nếu Fico không thực hiện, UBND phường 1 và các cơ quan ban ngành quận 4 tổ chức cưỡng chế tháo dỡ thì quyền lợi của Fico bị xâm hại nghiêm trọng. Fico có quyền khởi kiện vụ án hành chính buộc UBND quận 4 phải bồi thường về mặt nhà nước.

"Điều đáng nói là trong bối cảnh nhà nước pháp quyền mà UBND quận 4 lại ban hành 1 công văn buộc tháo dỡ công trình xây dựng của doanh nghiệp, không tạo điều kiện cho doanh nghiệp bổ sung giấy phép là hành vi lạm quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp và đi ngược với chủ trương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn theo qui định pháp luật của Đảng và Nhà nước" – luật sư Thư nêu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo