xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiệt đủ đường vì mua bán giấy tay

SỸ ĐÔNG

Mua nhà giấy tay, không rõ nguồn gốc khiến nhiều người lâm vào cảnh tiền mất tật mang khi nhà nước cưỡng chế

Vừa qua, Báo Người Lao Động nhận được đơn của bà Hoàng Thị Tiến (ngụ phường 9, quận 5, TP HCM) khiếu nại về việc đất bị nhà nước thu hồi nhưng chỉ áp dụng theo giá đất nông nghiệp nên số tiền bồi thường quá thấp.

Theo đó, bà Tiến mua đất ở khu phố 10, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân bằng giấy tay. Khi mua, chủ cũ nói đất thổ cư, được phép xây dựng. Bà Tiến xây dựng dãy phòng trọ để cho thuê. “Khi nhà nước lấy đất thực hiện dự án, tôi mới tá hỏa vì một phần đất nằm trong ranh kênh rạch, bị coi là lấn chiếm nên bồi thường thấp. Thêm vào đó, nhà nước chỉ bồi thường phần diện tích đất bị thu hồi theo giá đất nông nghiệp, được gần 800 triệu đồng trong khi nếu là đất ở, giá trị của nhà và đất của tôi khoảng 6 tỉ đồng. Như vậy, chúng tôi quá thiệt thòi nhưng sau nhiều lần giải quyết khiếu nại, chính quyền địa phương vẫn tiến hành cưỡng chế để lấy mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án” - bà Tiến kể.

Theo UBND quận Bình Tân, trường hợp bà Tiến cũng là thực trạng chung của hàng trăm hộ dân ở quận Bình Tân bị lừa gạt mua phải đất có nguồn gốc lấn chiếm kênh rạch hoặc xây dựng không phép nên số tiền bồi thường thấp.

Luật sư Nguyễn Thạch Thảo (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết đất nông nghiệp chỉ được dùng để nuôi, trồng hoặc chăn nuôi gia súc. Việc xây dựng nhà ở chỉ được thực hiện trên đất thổ cư và phải qua thủ tục xin phép xây dựng với cơ quan chức năng. Người mua cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc và tính pháp lý của tài sản mua bán như có bị tranh chấp, giải tỏa hay đang thế chấp ngân hàng không…; sau khi mua có được pháp luật công nhận quyền sở hữu không. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng để tránh trường hợp bị giải tỏa mất trắng mà không biết kêu ai.

“Tôi từng tư vấn pháp lý cho các trường hợp mua nhà ở những khu vực xa trung tâm TP như huyện Hóc Môn, Củ Chi…, đa số những căn nhà này đều xây dựng không phép và chung một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ nhà. Sau khi mua, chủ đất tiến hành thủ tục lập vi bằng để xác lập giao dịch mua bán. Nhiều người lầm tưởng vi bằng là hợp đồng công chứng. Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 61/2009/NĐ-CP, lập vi bằng là việc ghi nhận lại sự kiện, hành vi giữa hai bên do thừa phát lại chứng kiến. Còn về nội dung của việc chuyển nhượng, tính pháp lý của đối tượng giao dịch không được xem xét đến. Do đó, vi bằng không có giá trị để làm thủ tục sang tên như hợp đồng công chứng. Theo quy định của Luật Đất đai, các giao dịch liên quan đến bất động sản đều phải được công chứng hoặc chứng thực mới có giá trị pháp lý” - luật sư Thảo lưu ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo